Việt Nam tham gia phiên họp Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế
21:38, ngày 05-10-2017
Tại Liên hợp quốc, từ ngày 02 đến ngày 10-10-2017 tại trụ sở Liên hợp quốc diễn ra phiên thảo luận chung của Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1), trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 72 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Miroslav Lajčák nhận định một trong những thách thức to lớn thế giới đang phải đối mặt kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh là khủng hoảng vũ khí hạt nhân, kêu gọi các nước tăng cường cam kết chính trị nhằm thúc đẩy các nỗ lực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân trên cơ sở Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Ông Lajčák cho rằng những tiến bộ trong chương trình nghị sự về giải trừ quân bị sẽ hỗ trợ đắc lực giúp Liên hợp quốc đạt được những mục tiêu khác như phát triển bền vững, cứu trợ nhân đạo và bình đẳng giới.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu khẳng định vai trò quan trọng của giải trừ quân bị, bao gồm giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và đóng góp vào phát triển chung, nhấn mạnh vai trò của các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại giữa các bên liên quan.
Trong phát biểu, đa số các nước chia sẻ quan điểm trên, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân, tăng cường các cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và kêu gọi các nước tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan về giải trừ quân bị và chống phổ biến, trong đó có Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân và Công ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
Đại diện các khu vực, tổ chức, trong đó có Phong trào Không liên kết và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng sử dụng và phát triển vũ khí hạt nhân và tiến trình giải trừ quân bị trì trệ của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, khẳng định quyền chính đáng của mỗi quốc gia trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị và chống phổ biến, đề cao chủ nghĩa đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, coi đó là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán và là cách tiếp cận hiệu quả giúp xây dựng lòng tin trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế đã và đang giúp Việt Nam triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, nhất là trong lĩnh vực rà phá bom mìn và hỗ trợ nạn nhân.
Kỳ họp của Ủy ban 1 dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11-2017 và sẽ thảo luận nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh an toàn ngoài khoảng không vũ trụ./.
Ông Lajčák cho rằng những tiến bộ trong chương trình nghị sự về giải trừ quân bị sẽ hỗ trợ đắc lực giúp Liên hợp quốc đạt được những mục tiêu khác như phát triển bền vững, cứu trợ nhân đạo và bình đẳng giới.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu khẳng định vai trò quan trọng của giải trừ quân bị, bao gồm giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và đóng góp vào phát triển chung, nhấn mạnh vai trò của các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại giữa các bên liên quan.
Trong phát biểu, đa số các nước chia sẻ quan điểm trên, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân, tăng cường các cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và kêu gọi các nước tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan về giải trừ quân bị và chống phổ biến, trong đó có Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân và Công ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
Đại diện các khu vực, tổ chức, trong đó có Phong trào Không liên kết và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng sử dụng và phát triển vũ khí hạt nhân và tiến trình giải trừ quân bị trì trệ của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, khẳng định quyền chính đáng của mỗi quốc gia trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị và chống phổ biến, đề cao chủ nghĩa đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, coi đó là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán và là cách tiếp cận hiệu quả giúp xây dựng lòng tin trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế đã và đang giúp Việt Nam triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, nhất là trong lĩnh vực rà phá bom mìn và hỗ trợ nạn nhân.
Kỳ họp của Ủy ban 1 dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11-2017 và sẽ thảo luận nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh an toàn ngoài khoảng không vũ trụ./.
Chuyên gia: Tìm thấy dấu vết chất độc VX trên quần áo Đoàn Thị Hương  (05/10/2017)
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong xã hội hóa giáo dục  (05/10/2017)
Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vững vàng về bản lĩnh chính trị  (05/10/2017)
Dấu mốc mới, động lực mới  (05/10/2017)
Thái Nguyên: Điểm đến của cơ hội, tiềm năng đầu tư và phát triển  (05/10/2017)
Thái Nguyên: Điểm đến của cơ hội, tiềm năng đầu tư và phát triển  (05/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên