Thái Nguyên: Điểm đến của cơ hội, tiềm năng đầu tư và phát triển
14:11, ngày 05-10-2017
TCCSĐT - Không chỉ là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai khoáng, Thái Nguyên còn là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước, với nguồn nhân lực chất lượng cao. Từng là “Thủ đô kháng chiến” của Cách mạng Việt Nam, Thái Nguyên có nhiều điểm di tích lịch sử, nhiều cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Đây chính là những nhân tố quan trọng để tỉnh Thái Nguyên vừa phát triển công nghiệp, vừa đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, dịch vụ và đô thị.
Mảnh đất giàu tiềm năng
Được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, được quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng, cùng hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, Thái Nguyên đang là tỉnh có vai trò gắn kết cả vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ.
Là cái nôi của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, Thái Nguyên được biết đến là địa phương mũi nhọn của cả nước trong phát triển công nghiệp luyện kim và khai khoáng, với trữ lượng Florit đứng đầu thế giới, vonfram đứng thứ 2 thế giới, than đứng thứ 2 cả nước, ngoài ra còn có sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan… và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đều có trữ lượng cao. Hiện nay, Thái Nguyên đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản với nhiều nhà máy có quy mô lớn áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, như nhà máy Chế biến khoáng sản Núi Pháo. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên sẵn có, Thái Nguyên cũng đầu tư, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy điện và nhiệt điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại chỗ và đóng góp cho lưới điện quốc gia.
Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế, đòi hỏi Thái Nguyên phải hình thành hệ thống đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chính điều đó đã trở thành động lực để Thái Nguyên xây dựng và phát triển trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước với 29 trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có những trường thuộc nhóm các trường hàng đầu Việt Nam như trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên...
Từng là “Thủ đô gió ngàn” - “Thủ đô kháng chiến”, là an toàn khu của cách mạng Việt Nam, Thái Nguyên hiện đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái Nguyên còn được biết đến với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, thác Mưa Rơi... và nổi tiếng với các vùng chè đặc sản, như vùng chè Tân Cương, La Bằng, Trại Cài... với diện tích trên 21.000ha, sản lượng đạt trên 210.000 tấn/năm. Thương hiệu Trà Thái Nguyên danh tiếng được nhiều người Việt Nam biết đến, sản phẩm Trà Thái Nguyên thuộc Top các đặc sản, quà tặng có giá trị được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, được định hướng xây dựng thành vùng kinh tế lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động có chất lượng đô thị cao, Thái Nguyên đang có những bước đột phá trong hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí của thành phố Thái Nguyên - đô thị loại 1, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên; trong đó có các dự án phát triển đô thị hai bên bờ sông Cầu, Chương trình phát triển đô thị miền núi phía Bắc, dự án phát triển các đô thị động lực đang được tích cực triển khai thực hiện và nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB), khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc... Nhiều công trình, dự án quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng cùng với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn vào tỉnh đang góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại và thân thiện.
Thái Nguyên đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,2%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 19 tỷ USD, đóng góp trên 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 22 tỷ USD; từ những đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đang phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 15 tỷ USD. Trong 3 năm qua, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thái Nguyên luôn đứng trong top 10 cả nước. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong và ngoài nước đã đến Thái Nguyên đầu tư, môi trường đầu tư ngày càng sôi động, trở thành đòn bẩy để Thái Nguyên tiếp tục cải cách sâu rộng, phát triển nhanh, bền vững. Cùng với đó, việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao.
Chủ động đón làn sóng đầu tư
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện các thủ tục để bảo đảm thời gian cho tất cả các lĩnh vực chỉ bằng 1/10 thời gian so với quy định…; chủ động tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, doanh nghiệp với ngân hàng để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, về thuế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận với vốn vay ưu đãi của các ngân hàng, chính sách giãn, giảm, gia hạn thuế cho các doanh nghiệp theo quy định; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thị trường, giải quyết hàng tồn kho, thúc đẩy thị trường bất động sản, dự án khu đô thị, khu dân cư; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn với tiết kiệm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng quy trình và các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư…
Với nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, tỉnh Thái Nguyên dần trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước, trong đó nổi bật là việc thu hút đầu tư, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín cả trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp, trong đó có 900 dự án đang còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD; diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 9.000ha và khoảng 100.000 lao động, trong đó có trên 120 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 7,2 tỷ USD. Tỉnh đang thu hút nhiều doanh nghiệp, doanh nhân từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Đức… đến tìm hiểu đầu tư.
Thái Nguyên đang triển khai nhiều dự án lớn như: Cải tạo chỉnh trang đô thị thành phố Thái Nguyên, dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, các dự án thuộc Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, nghĩa trang An Lạc Viên, Trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup... Thái Nguyên đã chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, từ đó tạo động lực để tổ chức, huy động tốt các nguồn lực trong xã hội, thực hiện nhiều hình thức đầu tư được khuyến khích như đối tác công tư PPP, các dự án đầu tư vừa nhanh vừa hiệu quả.
Thái Nguyên đang tích cực triển khai dự án xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt an toàn khu Định Hóa, qua đó tạo sức đột phá trong phát triển du lịch, tạo mắt xích quan trọng trong việc kết nối với các khu du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái ở phía Bắc.
Xác định mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững, những năm qua, Thái Nguyên đang tích cực hoàn thiện hạ tầng đô thị, trong đó có sự gắn kết giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn mới giữa các vùng miền để bảo đảm động lực phát triển chung. Chủ trương thúc đẩy phát triển đô thị nhưng phải bảo đảm sự phát triển bền vững, theo đúng quy hoạch đồng thời phải gắn với an ninh xã hội, nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Thái Nguyên đang chú trọng nghiên cứu, đầu tư xây dựng đô thị thông minh với sự kết hợp giữa không gian đô thị và mạng lưới công nghệ thông tin được áp dụng vào mọi hoạt động ở tất cả các khâu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, xã hội và đời sống cộng đồng.
Là địa phương có nhiều thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, hiện nay Thái Nguyên đang quy hoạch, tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó tập trung vào việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch, thực phẩm an toàn, đặc biệt là Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình có diện tích đất trên 8.000ha với điểm nhấn là Khu nông nghiệp công nghệ cao AgroPark Yên Bình là mô hình sản xuất nông nghiệp liên hợp, cho phép phối hợp nhiều hoạt động nông nghiệp khác nhau, tạo nên hệ thống cải tiến liên hoàn trong sản xuất, chế biến và vật tư nông nghiệp. Nếu được phê duyệt và triển khai, đây sẽ là một mô hình mới, hoàn chỉnh về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển theo mô hình nông nghiệp tiên tiến trên thế giới kết hợp với ưu thế của địa phương để tạo thành một khu nông nghiệp hiện đại.
Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, sự đồng lòng của các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Thái Nguyên sẽ tiếp tục có những bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục là điểm đến, địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
Được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, được quy hoạch trong vùng Thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng, cùng hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, Thái Nguyên đang là tỉnh có vai trò gắn kết cả vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ.
Là cái nôi của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, Thái Nguyên được biết đến là địa phương mũi nhọn của cả nước trong phát triển công nghiệp luyện kim và khai khoáng, với trữ lượng Florit đứng đầu thế giới, vonfram đứng thứ 2 thế giới, than đứng thứ 2 cả nước, ngoài ra còn có sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan… và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đều có trữ lượng cao. Hiện nay, Thái Nguyên đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản với nhiều nhà máy có quy mô lớn áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, như nhà máy Chế biến khoáng sản Núi Pháo. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên sẵn có, Thái Nguyên cũng đầu tư, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thủy điện và nhiệt điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại chỗ và đóng góp cho lưới điện quốc gia.
Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế, đòi hỏi Thái Nguyên phải hình thành hệ thống đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chính điều đó đã trở thành động lực để Thái Nguyên xây dựng và phát triển trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước với 29 trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có những trường thuộc nhóm các trường hàng đầu Việt Nam như trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên...
Từng là “Thủ đô gió ngàn” - “Thủ đô kháng chiến”, là an toàn khu của cách mạng Việt Nam, Thái Nguyên hiện đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái Nguyên còn được biết đến với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, thác Mưa Rơi... và nổi tiếng với các vùng chè đặc sản, như vùng chè Tân Cương, La Bằng, Trại Cài... với diện tích trên 21.000ha, sản lượng đạt trên 210.000 tấn/năm. Thương hiệu Trà Thái Nguyên danh tiếng được nhiều người Việt Nam biết đến, sản phẩm Trà Thái Nguyên thuộc Top các đặc sản, quà tặng có giá trị được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, được định hướng xây dựng thành vùng kinh tế lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động có chất lượng đô thị cao, Thái Nguyên đang có những bước đột phá trong hoàn thiện, nâng cấp các tiêu chí của thành phố Thái Nguyên - đô thị loại 1, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên; trong đó có các dự án phát triển đô thị hai bên bờ sông Cầu, Chương trình phát triển đô thị miền núi phía Bắc, dự án phát triển các đô thị động lực đang được tích cực triển khai thực hiện và nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB), khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc... Nhiều công trình, dự án quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng cùng với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn vào tỉnh đang góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại và thân thiện.
Thái Nguyên đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,2%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 19 tỷ USD, đóng góp trên 10% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 22 tỷ USD; từ những đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, Thái Nguyên đang phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 15 tỷ USD. Trong 3 năm qua, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thái Nguyên luôn đứng trong top 10 cả nước. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín trong và ngoài nước đã đến Thái Nguyên đầu tư, môi trường đầu tư ngày càng sôi động, trở thành đòn bẩy để Thái Nguyên tiếp tục cải cách sâu rộng, phát triển nhanh, bền vững. Cùng với đó, việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao.
Chủ động đón làn sóng đầu tư
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện các thủ tục để bảo đảm thời gian cho tất cả các lĩnh vực chỉ bằng 1/10 thời gian so với quy định…; chủ động tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, doanh nghiệp với ngân hàng để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, về thuế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận với vốn vay ưu đãi của các ngân hàng, chính sách giãn, giảm, gia hạn thuế cho các doanh nghiệp theo quy định; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến thị trường, giải quyết hàng tồn kho, thúc đẩy thị trường bất động sản, dự án khu đô thị, khu dân cư; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn với tiết kiệm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng quy trình và các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư…
Với nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, tỉnh Thái Nguyên dần trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước, trong đó nổi bật là việc thu hút đầu tư, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, uy tín cả trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp, trong đó có 900 dự án đang còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD; diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 9.000ha và khoảng 100.000 lao động, trong đó có trên 120 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 7,2 tỷ USD. Tỉnh đang thu hút nhiều doanh nghiệp, doanh nhân từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Đức… đến tìm hiểu đầu tư.
Thái Nguyên đang triển khai nhiều dự án lớn như: Cải tạo chỉnh trang đô thị thành phố Thái Nguyên, dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, các dự án thuộc Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, nghĩa trang An Lạc Viên, Trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup... Thái Nguyên đã chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, từ đó tạo động lực để tổ chức, huy động tốt các nguồn lực trong xã hội, thực hiện nhiều hình thức đầu tư được khuyến khích như đối tác công tư PPP, các dự án đầu tư vừa nhanh vừa hiệu quả.
Thái Nguyên đang tích cực triển khai dự án xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt an toàn khu Định Hóa, qua đó tạo sức đột phá trong phát triển du lịch, tạo mắt xích quan trọng trong việc kết nối với các khu du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái ở phía Bắc.
Xác định mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ mang tính nền tảng cho sự phát triển bền vững, những năm qua, Thái Nguyên đang tích cực hoàn thiện hạ tầng đô thị, trong đó có sự gắn kết giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn mới giữa các vùng miền để bảo đảm động lực phát triển chung. Chủ trương thúc đẩy phát triển đô thị nhưng phải bảo đảm sự phát triển bền vững, theo đúng quy hoạch đồng thời phải gắn với an ninh xã hội, nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Thái Nguyên đang chú trọng nghiên cứu, đầu tư xây dựng đô thị thông minh với sự kết hợp giữa không gian đô thị và mạng lưới công nghệ thông tin được áp dụng vào mọi hoạt động ở tất cả các khâu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, xã hội và đời sống cộng đồng.
Là địa phương có nhiều thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, hiện nay Thái Nguyên đang quy hoạch, tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó tập trung vào việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch, thực phẩm an toàn, đặc biệt là Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình có diện tích đất trên 8.000ha với điểm nhấn là Khu nông nghiệp công nghệ cao AgroPark Yên Bình là mô hình sản xuất nông nghiệp liên hợp, cho phép phối hợp nhiều hoạt động nông nghiệp khác nhau, tạo nên hệ thống cải tiến liên hoàn trong sản xuất, chế biến và vật tư nông nghiệp. Nếu được phê duyệt và triển khai, đây sẽ là một mô hình mới, hoàn chỉnh về nông nghiệp công nghệ cao, phát triển theo mô hình nông nghiệp tiên tiến trên thế giới kết hợp với ưu thế của địa phương để tạo thành một khu nông nghiệp hiện đại.
Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, sự đồng lòng của các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Thái Nguyên sẽ tiếp tục có những bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục là điểm đến, địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
Một số chính sách mới của Chính phủ, có hiệu lực từ tháng 10-2017  (05/10/2017)
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đại sứ Bulgaria, cựu Chủ tịch Tập đoàn Taisei, Chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Hải quân Ấn Độ  (05/10/2017)
Khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam  (05/10/2017)
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Tổng Bí thư  (05/10/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên