Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
TCCSĐT - Ngày 04-10-2017, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, cầu truyền hình trực tiếp đến các nước trong khu vực, trong đó có Hà Nội.
Theo Báo cáo, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mức cầu nội địa tiếp tục cải thiện đã tạo cơ sở cho viễn cảnh tích cực tại các nước đang phát triển trong khu vực. Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng mạnh, giá hàng hóa nguyên vật liệu hồi phục nhẹ và thương mại toàn cầu hồi phục chính là những yếu tố tích cực từ bên ngoài, giúp các nước đang phát triển trong khu vực đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2017.
Báo cáo cho biết, con số tăng trưởng ngoài dự kiến trong năm 2017 đạt được nhờ kết quả tăng trưởng của Trung Quốc, vẫn đạt mức 6,7% như năm 2016. Các nước khác trong khu vực, kể cả các nền kinh tế lớn, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh hơn đôi chút, từ mức 4,9% năm 2016 lên 5,1% năm 2017 và dự kiến 5,2% năm 2018. Nhưng viễn cảnh tăng trưởng tích cực này có thể bị ảnh hưởng bởi một số rủi ro nội tại và bên ngoài. Chính sách kinh tế tại một số nước phát triển vẫn chứa đựng bất ổn, căng thẳng địa - chính trị trong khu vực tiếp tục leo thang. Chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ và khu vực đồng ơ-rô có thể bị thắt chặt nhanh hơn dự kiến. Tại nhiều nước trong khu vực, nợ trong khu vực tư nhân hiện vẫn ở mức cao, trong khi thâm hụt tài khóa vẫn ở mức cao hoặc đang tăng.
Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ Chủ tịch WB khu vực Đông Á - Thái Bình dương nhận định : “Quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra và thương mại quốc tế tăng trưởng là những yếu tố tích cực đối với khu vực, giúp các nước tiếp tục nâng cao mức sống. Thách thức là làm sao vừa đạt được các mục tiêu ưu tiên về tăng trưởng ngắn hạn, vừa đạt mục tiêu giảm bớt rủi ro trong trung hạn một cách hài hòa để từ đó các nước trong khu vực tạo được cơ sở vững chắc hơn cho tăng trưởng bền vững và hòa nhập”.
Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng WB khu vực cho rằng, viễn cảnh tăng trưởng toàn cầu cải thiện chính là cơ hội để các nước khắc phục yếu kém, đồng thời có thể theo đuổi các biện pháp cải cách giúp đẩy mạnh tăng trưởng về lâu dài. Cần tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro, nâng cao ổn định ngành ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc hội nhập khu vực sâu hơn nữa.
Báo cáo kêu gọi các nước từ bỏ các biện pháp tăng trưởng ngắn hạn và quan tâm giải quyết các rủi ro trong tài chính và tài khóa. Các biện pháp bao gồm: tăng cường giám sát và quản lý cẩn trọng tại các nước có tỷ lệ cao về tăng trưởng tín dụng và nợ tư nhân; đổi mới chính sách và công tác quản lý thuế để tăng nguồn thu; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống chính sách tiền tệ bị thắt chặt do tốc độ tăng lãi suất tại các nước phát triển. Mỗi nước có những ưu tiên tái cơ cấu khác nhau. Tại Trung Quốc và Việt Nam, tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước sẽ cải thiện tiềm năng tăng trưởng. Tại Phi-líp-pin, Thái Lan, Lào và Cam-pu-chia ưu tiên sẽ là tăng cường hệ thống quản lý đầu tư công nhằm bảo đảm mở rộng các chương trình đầu tư hạ tầng được hiệu quả hơn. Tại In-đô-nê-xi-a, ưu tiên sẽ là tự do hóa hơn các quy định về đầu tư nước ngoài.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng về phát triển du lịch và tăng cường hội nhập theo chiều sâu trong khu vực nhằm giảm nhẹ rủi ro do chủ nghĩa bảo hộ gây ra. Nếu quản lý tốt, tăng trưởng du lịch sẽ mở ra các cơ hội lớn cho các nước trong khu vực, kể cả các quốc đảo Thái Bình Dương. Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng sẽ góp phần tăng cường hội nhập khu vực nhờ tự do hóa thương mại dịch vụ và cắt giảm hàng rào phi thuế quan.
Phần về Việt Nam, Báo cáo dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng ở mức 6,3% năm 2017 nhờ các ngành chế biến - chế tạo hướng đến xuất khẩu và cầu trong nước tăng mạnh. Về cơ bản, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng chậm trễ trong củng cố tài khóa và tín dụng tăng trưởng nhanh có thể gia tăng rủi ro trong dài hạn. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ giúp cải thiện tiềm lực tăng trưởng. Xét về các yếu tố bên ngoài, mức độ gắn kết cao của kinh tế Việt Nam vào ngoại thương cũng làm cho Việt Nam dễ bị tác động khi xu thế tăng cầu hiện nay trên thế giới bị suy giảm.
Triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, sự suy giảm của ngành khai khoáng, đặc biệt là khai thác dầu thô cũng gây tác động tiêu cực đến mức tăng trưởng chung. Áp lực lạm phát dự kiến ở mức vừa phải do lạm phát lõi ổn định và đã có sự phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước quản lý. Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định quanh mức 6,4% trong giai đoạn 2018 - 2019 đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm trong điều kiện không có những diễn biến bất lợi về thiên tai./.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người học trò xuất sắc, kế thừa và thực hiện gương mẫu tư tưởng trọng dân, thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (04/10/2017)
Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm trong xử lý bất bình đẳng xã hội  (04/10/2017)
Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng  (04/10/2017)
Chính phủ đồng ý lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới  (04/10/2017)
PVN thực hiện tiết kiệm hơn 2.600 tỷ đồng  (04/10/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017)  (03/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên