Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng
23:39, ngày 04-10-2017
TCCSĐT - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 04-10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội và tài chính-ngân sách năm 2017, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán tài chính-ngân sách năm 2018; Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới; Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; và tiến hành một số công việc quan trọng khác.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu gợi mở, lưu ý thêm một số vấn đề để Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định cùng với một số vấn đề quan trọng khác.
Xác định các chính sách, biện pháp đột phá, khả thi
Tại Hội nghị lần này, Trung ương thảo luận, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2017; những kết quả, thành tích đã đạt được, cũng như hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những yếu tố tích cực mới xuất hiện, những vấn đề nổi cộm mới phát sinh, đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện 3 đột phá chiến lược; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế…
Tổng Bí thư lưu ý, cần chỉ rõ nguyên nhân vì sao một số việc chưa làm được, một số chỉ tiêu đạt thấp hoặc chưa đạt trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện mặc dù tình hình trong nước và quốc tế năm 2017 nhìn chung thuận lợi hơn so với năm 2016.
Tổng Bí thư yêu cầu, trên cơ sở đó dự báo các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2018.
Đặc biệt là đề ra các chính sách, biện pháp có tính khả thi cao, các chính sách, biện pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, kiểm soát nợ công; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư công, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 14-01-1993, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ra Nghị quyết về vấn đề này. Từ đó đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 8 chỉ thị, 3 kết luận, 4 thông báo và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm, để xảy ra một số sự việc, sự cố gây bức xúc xã hội.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bàn và ra nghị quyết nhằm phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, xác định quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; vai trò chủ đạo của các bệnh viện, cơ sở y tế công lập; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa...
Cần kết hợp tốt hơn nữa giữa phòng bệnh và chữa bệnh; giữa chăm sóc và bảo vệ; giữa đông y và tây y; giữa y tế cơ sở với y tế các tuyến trên; giữa đầu tư ngân sách nhà nước với tăng cường tự chủ, xã hội hóa; giữa y tế toàn dân với đào tạo các bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành...
Kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số
Trong 25 năm qua, cả nước ta đã kiên trì, kiên quyết thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý. Mức sinh giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ "già hóa dân số", đứng trước nguy cơ "chưa giàu đã già", bỏ lỡ cơ hội của "thời kỳ dân số vàng".
Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do còn nhiều bất cập. Chất lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỷ lệ người bị khuyết tật trong dân số còn cao...
Trên cơ sở thống nhất nhận định về tình hình, xu thế phát triển trong thời gian tới, Trung ương đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của công tác dân số ở nước ta và tham khảo kinh nghiệm của thế giới, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để nắm bắt thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, làm tốt hơn nữa công tác dân số trong trong tình hình mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu gợi mở, lưu ý thêm một số vấn đề để Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định cùng với một số vấn đề quan trọng khác.
Xác định các chính sách, biện pháp đột phá, khả thi
Tại Hội nghị lần này, Trung ương thảo luận, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2017; những kết quả, thành tích đã đạt được, cũng như hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những yếu tố tích cực mới xuất hiện, những vấn đề nổi cộm mới phát sinh, đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện 3 đột phá chiến lược; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế…
Tổng Bí thư lưu ý, cần chỉ rõ nguyên nhân vì sao một số việc chưa làm được, một số chỉ tiêu đạt thấp hoặc chưa đạt trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện mặc dù tình hình trong nước và quốc tế năm 2017 nhìn chung thuận lợi hơn so với năm 2016.
Tổng Bí thư yêu cầu, trên cơ sở đó dự báo các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2018.
Đặc biệt là đề ra các chính sách, biện pháp có tính khả thi cao, các chính sách, biện pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, kiểm soát nợ công; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư công, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 14-01-1993, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ra Nghị quyết về vấn đề này. Từ đó đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 8 chỉ thị, 3 kết luận, 4 thông báo và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm, để xảy ra một số sự việc, sự cố gây bức xúc xã hội.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bàn và ra nghị quyết nhằm phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, xác định quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; vai trò chủ đạo của các bệnh viện, cơ sở y tế công lập; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa...
Cần kết hợp tốt hơn nữa giữa phòng bệnh và chữa bệnh; giữa chăm sóc và bảo vệ; giữa đông y và tây y; giữa y tế cơ sở với y tế các tuyến trên; giữa đầu tư ngân sách nhà nước với tăng cường tự chủ, xã hội hóa; giữa y tế toàn dân với đào tạo các bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành...
Kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số
Trong 25 năm qua, cả nước ta đã kiên trì, kiên quyết thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý. Mức sinh giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ "già hóa dân số", đứng trước nguy cơ "chưa giàu đã già", bỏ lỡ cơ hội của "thời kỳ dân số vàng".
Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do còn nhiều bất cập. Chất lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỷ lệ người bị khuyết tật trong dân số còn cao...
Trên cơ sở thống nhất nhận định về tình hình, xu thế phát triển trong thời gian tới, Trung ương đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của công tác dân số ở nước ta và tham khảo kinh nghiệm của thế giới, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để nắm bắt thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, làm tốt hơn nữa công tác dân số trong trong tình hình mới.
Tổng Bí thư gợi mở những nội dung cần tập trung thảo luận về công tác dân số trong thời gian tới, như việc chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; những căn cứ và sự cần thiết, đúng đắn của việc chuyển trọng tâm từ giảm tăng dân số thông qua việc thực hiện triệt để, đồng loạt chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con sang kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số bằng chính sách duy trì mức sinh thay thế.
Trong đó, chú ý tính khả thi, phù hợp của mục tiêu lựa chọn và các chính sách, biện pháp đã đề ra, đặc biệt là phương án lựa chọn về quy mô dân số và các chính sách bảo đảm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như duy trì mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng tốt nhất điều kiện cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư tự do; nâng cao chất lượng dân số...
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý. Tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới.
Tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.
Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị…
Nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
Đến nay, chưa kể tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước, cả nước có khoảng 58 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế; giữ vai trò chủ đạo, cung cấp hầu hết dịch vụ sự nghiệp công, liên quan đến mọi người, mọi nhà và toàn xã hội.
Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Hội nghị này, Trung ương tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cần được tiến hành đồng bộ, quyết liệt nhưng thận trọng, vững chắc và đặt trong tổng thể tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sự cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công (xã hội hóa nhưng không thương mại hóa), phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Trong đó, cần xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bảo đảm ổn định chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể nói riêng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đây là những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và kỳ vọng.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định cùng với một số vấn đề quan trọng khác vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị làm việc đến ngày 11-10-2017./.
Trong đó, chú ý tính khả thi, phù hợp của mục tiêu lựa chọn và các chính sách, biện pháp đã đề ra, đặc biệt là phương án lựa chọn về quy mô dân số và các chính sách bảo đảm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như duy trì mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng tốt nhất điều kiện cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư tự do; nâng cao chất lượng dân số...
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý. Tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới.
Tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.
Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị…
Nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
Đến nay, chưa kể tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước, cả nước có khoảng 58 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế; giữ vai trò chủ đạo, cung cấp hầu hết dịch vụ sự nghiệp công, liên quan đến mọi người, mọi nhà và toàn xã hội.
Việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Hội nghị này, Trung ương tập trung phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cần được tiến hành đồng bộ, quyết liệt nhưng thận trọng, vững chắc và đặt trong tổng thể tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sự cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công (xã hội hóa nhưng không thương mại hóa), phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Trong đó, cần xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu và định hướng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với bảo đảm ổn định chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể nói riêng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này đề cập nhiều vấn đề rộng lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách, liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đây là những vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cả nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và kỳ vọng.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định cùng với một số vấn đề quan trọng khác vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị làm việc đến ngày 11-10-2017./.
Chính phủ đồng ý lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới  (04/10/2017)
PVN thực hiện tiết kiệm hơn 2.600 tỷ đồng  (04/10/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017)  (03/10/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào thi đua  (03/10/2017)
Thủ tướng yêu cầu siết chặt kỷ cương, hoàn thành kế hoạch 2017  (03/10/2017)
Đưa quan hệ chính trị hai nước Việt Nam - Lào đi vào chiều sâu  (03/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên