Quốc hội phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ
Ngày 2-8, Quốc hội đã họp và bỏ phiếu phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ mà Thủ tướng đã đề cử. 5 Phó Thủ tướng và 22 vị trí lãnh đạo bộ và cơ quan ngang bộ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị đã được Quốc hội xem xét và phê chuẩn. Tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu là 489. Số phiếu phát ra, thu về 489 phiếu. Số phiếu hợp lệ: 483, không hợp lệ: 6.
5 Phó Thủ tướng Chính phủ là:
1. Ông Nguyễn Sinh Hùng tái cử Phó Thủ tướng với 438 phiếu, bằng 88, 84% tổng số đại biểu tán thành
2. Ông Phạm Gia Khiêm tái cử Phó Thủ tướng với 475 phiếu, bằng 96, 35% tổng số đại biểu tán thành.
3. Ông Trương Vĩnh Trọng tái cử chức Phó Thủ tướng với 414 phiếu, bằng 83, 98% tổng số đại biểu tán thành.
4. Ông Hoàng Trung Hải trúng cử với 358 phiếu, bằng 72,62 % tổng số đại biểu tán thành, giữ chức Phó Thủ tướng.
5. Ông Nguyễn Thiện Nhân trúng cử với 391 phiếu, bằng 79,31 % tổng số đại biểu tán thành, giữ chức Phó Thủ tướng.
22 vị trí lãnh đạo bộ và cơ quan ngang bộ gồm:
1. Bộ trưởng Bộ quốc phòng, ông Phùng Quang Thanh: với 98,17 % tổng số đại biểu tán thành.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh: với 93,71 % tổng số đại biểu tán thành.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Gia Khiêm: với 96,35 % tổng số đại biểu tán thành.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Trần Văn Tuấn: với 91,89 % tổng số đại biểu tán thành.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Hà Hùng Cường: với 95,13 % tổng số đại biểu tán thành.
6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Võ Hồng Phúc: với 80,53 % tổng số đại biểu tán thành.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Vũ Văn Ninh: với 95,74 % tổng số đại biểu tán thành.
8. Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng: với 91,89 % tổng số đại biểu tán thành.
9. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Cao Đức Phát: với 94,93 % tổng số đại biểu tán thành.
10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Hồ Nghĩa Dũng: với 84,18 % tổng số đại biểu tán thành.
11. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Hồng Quân: với 92,29 % tổng số đại biểu tán thành.
12. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Phạm Khôi Nguyên: với 96,15 % tổng số đại biểu tán thành.
13. Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, ông Lê Doãn Hợp: với 81,74 % tổng số đại biểu tán thành.
14. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân: với 91,68 % tổng số đại biểu tán thành.
15. Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin và Du lịch, ông Hoàng Tuấn Anh: với 87,22 % tổng số đại biểu tán thành.
16. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Hoàng Văn Phong: với 95,94 % tổng số đại biểu tán thành.
17. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Thiện Nhân: với 93,71 % tổng số đại biểu tán thành.
18. Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Quốc Triệu: với 83,57 % tổng số đại biểu tán thành.
19. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, ông Giàng Seo Phử: với 96,75 % tổng số đại biểu tán thành.
20. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Giàu: với 95,54 % tổng số đại biểu tán thành.
21. Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền: với 93,91 % tổng số đại biểu tán thành.
22. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc: với 93,31 % tổng số đại biểu tán thành.
Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết bằng bấm nút thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ với 480 đại biểu, bằng 97,36% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Những nét mới trong cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII
- Tổng số các thành viên Chính phủ là 28, giảm so với nhiệm kỳ chính phủ khóa XI là 2 thành viên.
- Trong 28 thành viên Chính phủ, có 4 người ở độ tuổi từ 61-65; 20 người từ 51-59 tuổi, 2 người ở độ tuổi 48-50. Người nhiều tuổi nhất là ông Trương Vĩnh Trọng (65 tuổi), trẻ nhất là ông Hoàng Trung Hải (48 tuổi). Ông Hải cũng chính là vị Bộ trưởng trẻ nhất của Việt Nam kể từ năm 1975 khi đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp vào năm 2001.
- Có 11 vị trí được thay đổi so với chính phủ hiện nay, đó là Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông tin Lê Doãn Hợp chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và 10 gương mặt Bộ trưởng mới.
- Số các Bộ và cơ quan ngang Bộ giảm đi 4 bộ:
+ Bộ Thủy sản nhập với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Bộ Công nghiệp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương
+ Bộ Văn hóa - Thông tin hợp nhất với Ủy ban Thể dục thể thao và Tổng cục du lịch, đổi tên thành Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
+ Bộ Bưu chính viễn thông được điều chỉnh chức năng và đổi tên thành Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thêm chức năng làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất các vấn đề về biển đảo và đổi tên thành Bộ Tài nguyên môi trường và biển.
- Giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, chuyển các chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban này sang các bộ liên quan.
Các thành viên mới của Chính phủ đã ra mắt Quốc hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt chính phủ đã phát biểu ý kiến nhậm chức nêu rõ định hướng, chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII.
Đông Nam Á truyền thống và hội nhập  (02/08/2007)
Tổ chức Thương mại thế giới và các hàng rào kỹ thuật trong thương mại  (02/08/2007)
Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam  (02/08/2007)
Đối đầu tên lửa Nga - Mỹ: cuộc chiến mang tính toàn cầu  (02/08/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay