Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 16-3-2009 đến 22-3-2009)
1. Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại Việt nam 2009
Trong hai ngày 17 và 18-3, tại Hà nội diễn ra Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại Việt Nam 2009 với chủ đề “Định vị Việt Nam cho tương lai”. Đây là một diễn đàn quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành của Việt Nam về tình hình kinh tế đất nước cùng các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra để khôi phục tăng trưởng trong tình hình khủng hoảng toàn cầu. “Bây giờ chính là lúc “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thử thách năng lực hoạt động của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự bền bỉ và khả năng hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Trưởng Phòng Công nghiệp thương mại châu Âu (Eurocharm) A-lanh Ken-ni (Alanh Cany) nói: “Dù cả thế giới đang gặp khó khăn nhưng tôi vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cả về ngắn hạn và đặc biệt là dài hạn”.Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại lễ khai mạc đã tạo ra niềm lạc quan cho các đại biểu trong và ngoài nước có mặt tại Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại Việt Nam 2009.
2. Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo
Ngày 18-3 tại Hà Nội, Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo đã được tổ chức dưới sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) và các cơ quan Liên hợp quốc, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ. Trong những năm qua, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ đáng kể và có hiệu quả về kỹ thuật cũng như về tài chính của các nước, các tổ chức của Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Diễn đàn “Triển khai quan hệ hợp tác, triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo” là một trong những hoạt động quan trọng của SG-PR. Trên cơ sở đó, ISG-PR và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi chính phủ tổ chức diễn đàn thường niên, định kỳ vào Quý 3 hằng năm về quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo. Các lĩnh vực hoạt động của Diễn đàn bao gồm: 1. Thúc đẩy đối thoại chính sách; 2. Huy động và thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước; 3. Xây dựng, tổ chức các nghiên cứu chuyên đề, các đề xuất dự án; 4. Thu thập và phổ biến thông tin; 5. Xây dựng năng lực quản lý; 6 giám sát và đánh giá.
3. Ký văn kiện Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới
Ngày 19-3, tại Hà Nội, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã tổ chức trọng thể Lễ ký văn kiện Chương trình chung về Bình đẳng Giới. Với tổng ngân sách là 4.683.516 USD, trong đó, chính phủ Tây Ban Nha tài trợ 4.500.000 USD, Chương trình hợp tác chung về Bình đẳng Giới được xây dựng trong bối cảnh “Sáng kiến Một Liên hợp quốc” nhằm nâng cao năng lực của lãnh đạo cấp quốc gia và tỉnh, các bộ, ban, ngành liên quan trong việc thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo có hiệu quả về việc thực thi Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống Bạo lực gia đình. Đây là lần đầu tiên 12 cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam cùng nhau hợp tác nhằm đạt được mục tiêu chiến lược chung. Chương trình hợp tác chung này sẽ giúp cho các tổ chức Liên hợp quốc tránh được sự chồng chéo, bổ sung những điểm mạnh và kinh nghiệm của nhau. Chương trình góp phần thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ số 3 về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam.
4. Họp báo công bố hai pháp lệnh mới
Sáng 19-3, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố hai pháp lệnh mới. Đồng chí Nguyễn Hữu Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, ngày 6-3-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh số 02/2009/L/CTN công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, trong đó và ngày 13-3-2009 đã ký Lệnh số 03/2009/L/CTN công bố Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự sửa đổi, bổ sung ba điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự hiện hành, đó là Ðiều 19 quy định quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng; Ðiều 22 quy định quyền hạn điều tra của lực lượng cảnh sát biển; và Ðiều 23 quy định quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2009. Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án có sáu chương, với 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009 quy định về các loại án phí, lệ phí tòa án đối với người bị kết án, đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; mức án phí, lệ phí tòa án; nguyên tắc thu, nộp; điều kiện, thủ tục miễn; những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí tòa án; nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí tòa án; cơ quan có thẩm quyền thu, xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí tòa án.
5. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp đồng chí Đới Bỉnh Quốc
Ngày 20-3-2009, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp đồng chí Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đang ở thăm Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bày tỏ mong muốn hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, cùng nhau phấn đấu, làm cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc mãi mãi là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt''. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trước sau như một, coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, mãi mãi vun đắp cho quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Trước đó, ngày 19-3-209, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có buổi tiếp đồng chí Đới Bỉnh Quốc. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 3 Ủy ban chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp thiết thực của Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốctrong việc tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước, bày tỏ vui mừng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm qua ngày càng phát triển tốt đẹp, nhất là sau khi lãnh đạo hai nước quyết định xây dựng mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện.
6. Kỷ niệm trọng thể Ngày quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam
Ngày 20-3-2009, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (BRAP) của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các nước Pháp ngữ cần tăng cường đoàn kết, hợp tác với nhau và với cộng đồng quốc tế để cùng vượt qua những khó khăn, thách thức chung hiện nay; đánh giá cao những nỗ lực của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ thời gian qua trong những lĩnh vực như: kiến tạo hoà bình, thúc đẩy đa dạng văn hoá và ngôn ngữ, hợp tác phát triển kinh tế…; khẳng định sức sống của Pháp ngữ tại Việt Nam thông qua các hoạt động được tổ chức trên toàn quốc nhân dịp này như: liên hoan phim Pháp ngữ, cuộc thi “Năng động 2009”, chùm hội thảo về tình hình Pháp ngữ tại Việt Nam... Thứ trưởng Thường trực Phạm Bình Minh cũng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và các nước thành viên, coi đây là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
7. Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 20-3-2009, trong ngày làm việc của phiên họp lần thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn ba bộ trưởng chung quanh nhiều vấn đề đang được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm: trợ cấp hộ nghèo trong dịp Tết vừa qua và tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay; vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động; vấn đề thực hiện chính sách đối với người có công; hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư ở địa phương, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản; việc tổ chức thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương; và giải pháp kích cầu cho nền kinh tế; tình trạng xâm phạm di tích lịch sử văn hóa; những bất cập trong hoạt động lễ hội; và vai trò của Bộ trong việc phát động và quản lý Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong những năm qua.
8. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Ðoàn đại biểu Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản (FEC)
Ngày 21-3-2009, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Ðoàn đại biểu Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản (FEC), do ông Ken Mát-du-da-va, Phó Chủ tịch Quỹ đào tạo AOYAMA làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại nước ta. Chủ tịch nước hoan nghênh Ðoàn đại biểu FEC sang thăm và làm việc tại Việt Nam, mang đến những tình hữu nghị tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; việc Nhật Bản nối lại ODA cho Việt Nam cho thấy, hai bên luôn tin cậy, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt, phù hợp lợi ích và sự phát triển của cả hai nước. Ngài Mát-du-da-va nêu rõ mục đích chuyến thăm và làm việc của Ðoàn là nhằm tìm hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, cũng như thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước.
9. Hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2009)
Ngày 21-3-2009, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến dự buổi gặp mặt truyền thống của Ban liên lạc cựu cán bộ Ðoàn Thanh niên Trung ương nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2009) và chào mừng Tháng Thanh niên 2009. Cùng ngày, Đoàn Khối doanh nghiệp Trung ương tổ chức kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuyên dương 100 thanh niên tiên tiến Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ nhất. Tại Ðại học Quốc gia Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức tuyên dương thủ khoa Việt Nam năm 2008 và các sinh viên giành Huy chương vàng tại các kỳ thi Ô-lim-pích quốc tế năm 2008. Cùng dự với đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, có đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Trước đó, ngày 20-3-2009, Ðảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân cũng tổ chức Hội nghị tổng kết trực tuyến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về 10 năm thực hiện Nghị quyết 07 của Ðảng ủy Công an Trung ương về công tác thanh niên.
10. Việt Nam khẳng định hai lô 05.2 và 05.3 hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 "Các đảng và một xã hội mới"  (23/03/2009)
Hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2009)  (23/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 16-3-2009 đến 22-3-2009)  (23/03/2009)
Một sự thất vọng lớn  (22/03/2009)
Cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng chống buôn lậu  (21/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên