Bắt đầu thời điểm Tổng điều tra dân số năm 2009
TCCS ĐT - Theo định kỳ 10 năm một lần, cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ tư, kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng năm 1975 đến nay, đã chính thức bắt đầu.
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 nhằm thu nhập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, phục vụ công tác giám sát thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.
Theo cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999, cứ 4 người dân có 1 người sống ở đô thị. 1,6 triệu người chuyển từ nông thôn ra thành thị. Di cư từ nông thôn ra thành thị đóng góp tới 1/3 mức tăng dân số sống ở đô thị. Di cư khỏi khu vực công thôn giúp giảm mức tăng dân số ở khu vực này.
Nội dung Tổng điều tra dân số năm 2009 gồm 9 vấn đề cơ bản:
- Dân số chia theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, thành thị, nông thôn.
- Tình trạng di cư
- Trình độ học vấn
- Tình trạng khuyết tật.
- Tình hình lao động - việc làm.
- Tình trạng hôn nhân.
- Mức độ sinh chết và phát triển dân số.
- Thực trạng về nhà ở.
- Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của các hộ dân cư.
So với các lần trước, nội dung Tổng điều tra lần này phong phú hơn, trong đó lần đầu tiên đưa vào một số nội dung như tình trạng khuyết tật, thị trường lao động và việc làm, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhà ở,...
Tất cả người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đến thời điểm 0 giờ ngày 01-4-2009, bao gồm cả người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định và nhà ở của hộ dân cư đều thuộc đối tượng của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở.
Theo kế hoạch, kết quả sơ bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở sẽ được công bố vào đầu tháng 7-2009; và kết quả điều tra toàn bộ sẽ công bố vào quý 3/2010. Nhà nước đã đầu tư hơn 500 tỉ đồng cho cuộc Tổng điều tra này.
Do tầm quan trọng đặc biệt của Tổng điều tra nên lần đầu tiên trong lịch sử, các quan sát viên đến từ các cơ quan của Liên hợp quốc đã trực tiếp xuống các địa bàn và giám sát việc phỏng vấn của các điều tra viên. Sự có mặt trực tiếp của các chuyên gia Liên hợp quốc trong Tổng điều tra sẽ giúp các tổ chức quốc tế có những đánh giá khách quan nhất về Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam.
Say ngày đầu tiên thực hiện trực tiếp xuống địa bàn, tiến sĩ Suzette Mitchell, Giám đốc Văn phòng Quốc gia Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc ( UNIFEM) khẳng định, các điều tra viên của Việt Nam nắm vững nội dung cuộc Tổng điều tra, hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn với chủ hộ theo đúng các quy trình, điền đầy đủ các thông tin cần thiết; đồng thời tạo được quan hệ cởi mở với chủ hộ để khai thác thông tin tốt nhất.
Toàn cảnh đời sống, sinh hoạt của người dân, những khó khăn gặp phải khi trực tiếp tiến hành phỏng vấn điều tra ... đã phần nào được thể hiện được ngày đầu tiên này. Chẳng hạn, Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, trải rộng trên 577 xã phường, với khoảng 1,6 triệu hộ dân, đồng thời, là một trong những thành phố tập trung lao động ngoại tỉnh lớn nhất cả nước; nhiều chủ hộ (thường là những người cao tuổi ở ven đô) không thể nhớ chính xác ngày tháng năm sinh của chính mình; nhóm người lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, thường xuyên di chuyển địa bàn, nếu không điều tra đồng loạt rất dễ bị bỏ sóthoặc điều tra trùng lặp...
Cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở được tiến hành trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế trong nước, đặc biệt là tình trạng mất việc làm và nguy cơ tái nghèo do thất nghiệp.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về lao động, việc làm, và ngay trong trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình trạng mất việc làm cho thấy, mới chỉ có chính sách cho lao động làm việc trong doanh nghiệp vì số lao động bị mất việc làm trong khu vực nhà nước rất dễ nắm do có thống kê, có sổ bảo hiểm, còn số lượng lao động thất nghiệp ở các khu vực tự do, chỉ có thể thống kê được từ các làng nghề và từ hợp tác xã. Tại những khu vực khác, Bộ chưa thể thống kê được, như đối với số lao động tự do ở các khu công nghiệp. Theo Bộ trưởng, trong số 300 nghìn người mất việc năm nay, rất khó thống kê rạch ròi ai tìm được việc làm mới, ai quay về nông thôn. Ðưa ra một con số chính xác tỷ lệ lao động thất nghiệp trong từng khu vực kinh tế là rất khó....
Vì thế, có thể nói, Tổng điều tra là cơ hội để đánh giá, thống kê một cách chính xác tình trạng việc làm, thất nghiệp của người dân do suy thoái kinh tế, trên cơ sở đó Chính phủ xác định được đúng, đủ, số người thất nghiệp và có các chính sách hộ trợ thiết thực, hiệu quả.
Tổng điều tra dân số và nhà ở là quyền lợi và trách nhiệm công dân của người dân do vậy bên cạnh sự “lành nghề” của điều tra viên thì sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện, nhiệt tình của người dân là những yếu tố quan trọng để cuộc Tổng điều tra đạt được kết quả tốt nhất./.
Nhật Bản dự kiến gói kích thích kinh tế thứ 3  (01/04/2009)
WB: Nhiều nước đang phát triển chỉ tăng trưởng 2,1%  (01/04/2009)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc  (01/04/2009)
Làm sao để giải quyết giữa đảo nợ và vay mới?  (01/04/2009)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu là nhóm giải pháp gốc  (01/04/2009)
Xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm tăng hơn 71%  (31/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên