Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Liên bang Nga
22:04, ngày 13-08-2016
Ngày 12-8-2016, tại thành phố Suzdan, tỉnh Vladimir của Liên bang Nga, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga (VBA) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác của Hiệp hội trong thời gian qua, cũng như thảo luận và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Tham dự cuộc họp, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga có Công sứ Lại Ngọc Đoàn và Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Dương Hoàng Minh. Về phía Hiệp hội là đông đảo hội viên, cùng đại diện chính quyền tỉnh Vladimir và thành phố Suzdan tham dự.
Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga đã hoạt động khá hiệu quả trong công tác xúc tiến kinh doanh, đầu tư; góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Sau khi Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga Lê Trường Sơn báo cáo kết quả công tác trong năm vừa qua với nhiều thành tích đạt được và khó khăn tồn tại, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Lại Ngọc Đoàn, cho biết Liên bang Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam không chỉ trong quan hệ chính trị mà còn trong quan hệ thương mại song phương.
Công sứ Lại Ngọc Đoàn chúc mừng Hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong năm vừa qua, đồng thời mong Hiệp hội sẽ nỗ lực hơn nữa để góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Sau hội nghị tổng kết công tác, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga cũng tổ chức Hội nghị bàn tròn “Tiềm năng kinh tế của tỉnh Vladimir và khả năng hợp tác đầu tư phát triển kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga.”
Tại hội nghị, từng thành viên hiệp hội đã giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Vladimir những thế mạnh doanh nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực như may mặc, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Vladimir đã giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam về tiềm năng kinh tế của tỉnh nhà; đồng thời cam kết tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Vladimir.
Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga đóng vai trò khá lớn trong mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn một tháng nữa là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ chính thức có hiệu lực./.
Trong nhiệm kỳ qua, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga đã hoạt động khá hiệu quả trong công tác xúc tiến kinh doanh, đầu tư; góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Sau khi Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga Lê Trường Sơn báo cáo kết quả công tác trong năm vừa qua với nhiều thành tích đạt được và khó khăn tồn tại, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Lại Ngọc Đoàn, cho biết Liên bang Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam không chỉ trong quan hệ chính trị mà còn trong quan hệ thương mại song phương.
Công sứ Lại Ngọc Đoàn chúc mừng Hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả trong năm vừa qua, đồng thời mong Hiệp hội sẽ nỗ lực hơn nữa để góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Sau hội nghị tổng kết công tác, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga cũng tổ chức Hội nghị bàn tròn “Tiềm năng kinh tế của tỉnh Vladimir và khả năng hợp tác đầu tư phát triển kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga.”
Tại hội nghị, từng thành viên hiệp hội đã giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Vladimir những thế mạnh doanh nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực như may mặc, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Vladimir đã giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam về tiềm năng kinh tế của tỉnh nhà; đồng thời cam kết tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Vladimir.
Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga đóng vai trò khá lớn trong mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn một tháng nữa là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ chính thức có hiệu lực./.
Hà Nội: Hơn 11.500 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm  (13/08/2016)
Trung Quốc và Ấn Độ chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh BRICS  (13/08/2016)
Liên doanh Vietsovpetro đạt tổng doanh thu trên 74 tỷ USD  (12/08/2016)
Trao quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng  (12/08/2016)
Doanh nghiệp Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường mục tiêu trong ASEAN  (12/08/2016)
Triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội  (12/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay