Đại sứ Việt Nam trả lời phòng vấn báo chí Mexico về vấn đề Biển Đông
Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn nhà nước Mexico, NOTIMEX, mới đây Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Linh Lan tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Theo Đại sứ Lê Linh Lan, các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có (UNCLOS).
Việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp là một biện pháp giải quyết tranh chấp văn minh và hòa bình, đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS, giúp tránh được những xung đột có thể xảy ra và có thể đưa đến một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Đây cũng là xu thế chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong nhiều năm qua.
Philippines sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS để giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tinh thần của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).
Đại sứ Lê Linh Lan nhấn mạnh là một quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS.
Được hỏi về khả năng Việt Nam nghiêng về hướng đàm phán song phương với Trung Quốc hoặc đàm phán đa phương với tất cả các nước liên quan, hoặc Việt Nam sẽ yêu cầu Tòa Trọng tài như Philippines đã làm, Đại sứ Lê Linh Lanh cho rằng tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp: có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến cả các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải. Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.
Liên quan đến chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông, Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của mình ở Biển Đông; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, tiếp tục phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý theo đúng các quy định của UNCLOS.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Yêu sách “đường chín đoạn” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, trái với tinh thần UNCLOS mà Trung Quốc là một bên tham gia và Tòa Trọng tài đã ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có quyền lịch sử ở khu vực này.
Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
Cần thay đổi công tác quản lý nhà nước với ngành Công Thương  (01/08/2016)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức  (01/08/2016)
Ứng phó với bão số 2: Công điện của Thủ tướng Chính phủ - Không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta  (01/08/2016)
Sửa nhiều luật, Chính phủ kiên quyết loại bỏ các rào cản  (01/08/2016)
Khai mạc Hội nghị Quan chức Kinh tế cấp cao ASEAN  (01/08/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên