Hà Nội xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân của đại biểu Nguyệt Hường
Theo dự kiến, kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV diễn ra từ ngày 01-8 đến ngày 04-8.
Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình về nhiều lĩnh vực công tác thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2016 và hoạt động 6 tháng cuối năm năm 2016, trong đó, sẽ tiến hành xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố với đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Đồng chí Nguyễn Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: “Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường sau khi trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội đã xác nhận kết quả. Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng đã dự kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình Hội đồng Bầu cử quốc gia làm quy trình để công nhận đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Hường thì xuất hiện những tình tiết cơ quan điều tra của Bộ Công an cung cấp liên quan đến kê khai tài sản và quốc tịch thứ hai”.
“Như vậy, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm Hiến pháp cũng như Luật Quốc tịch. Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu không công nhận đại biểu Hường”, đồng chí Nguyễn Hoài Nam nói.
Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã họp bỏ phiếu với kết quả 8/8 phiếu đề nghị chính thức trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét bãi nhiệm đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường trên cơ sở những chứng cứ và căn cứ đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường vi phạm được cung cấp. Hiện nay quy trình thường trực đã làm xong và sẽ trình kỳ họp này. Nếu 2/3 đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đồng ý bãi nhiệm thì đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường sẽ bị bãi nhiệm.
Kỳ họp lần thứ hai Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV sắp tới sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình về nhiều lĩnh vực công tác thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2016 như tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh -quốc phòng; thực hiện dự toán thu, chi ngân sách; công tác phòng, chống tham nhũng.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành xem xét thông qua một số nghị quyết quan trọng gồm: Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2016 của thành phố; quy định về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố; phân cấp quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; mức chi hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xem xét, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ hai; Báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV; kết quả thực hiện phiên chất vấn của Chủ tọa kỳ họp tại kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV.
Cũng tại kỳ họp lần này, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát thông qua chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp về tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, tình hình giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc được dư luận, cử tri Thủ đô và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố quan tâm; lựa chọn một số nội dung có tính bức xúc nhất để đại diện các cơ quan trả lời trực tiếp tại hội trường;.../.
Ngân hàng Thế giới cam kết đồng hành, hợp tác với Việt Nam  (28/07/2016)
Quốc hội thảo luận quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014  (28/07/2016)
Cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận ra lệnh bắn hạ Su-24 của Nga  (28/07/2016)
Việt Nam phản đối việc quan chức Đài Loan ra khu vực Ba Bình  (28/07/2016)
Việt Nam - Thái Lan muốn xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trên biển  (28/07/2016)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia  (28/07/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên