Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 20-4-2009 đến 26-4-2009)
TCCSĐT - 1. Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép kêu gọi tổ chức diễn đàn thảo luận về bản Hiệp ước an ninh châu Âu mới.
Ngày 20-4-2009, trong bài diễn văn tại trường đại học Hen-xinh-ki (Phần Lan), Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép lên tiếng kêu gọi tổ chức một diễn đàn các tổ chức quốc tế và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung ơ-rô - Đại Tây Dương nhằm thảo luận về bản Hiệp ước an ninh châu Âu mới. Theo Tổng thống Đ.Met-vê-đep, bản Hiệp ước an ninh châu Âu mới nên được khởi đầu bằng một diễn đàn cấp cao, với sự tham gia của tất cả các nước thuộc khu vực đồng tiền chung ơ-rô - Đại Tây Dương, cũng như sự góp mặt của các đại diện đến từ các tổ chức quốc tế, gồm Liên minh châu Âu (EU), Khối quân sự Bắc Đại tây dương (NATO), Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép hy vọng, diễn đàn này sẽ là dịp để các bên đưa ra các văn bản dự thảo mang tính chất ràng buộc dựa trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tổng thống Nga cũng bác bỏ những lý lẽ cho rằng việc hình thành nên một bản Hiệp ước an ninh mới là không cần thiết.
2. Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 5
Ngày 21-4-2009, Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) lần thứ 5 tại Tri-ni-rat và Tô-ba-gô đã kết thúc với việc Thủ tướng Tri-ni-rat và Tô-ba-gô, ông Pa-tric Man-ninh, người duy nhất trong 34 nhà lãnh đạo cấp cao nhất của châu lục tham dự Hội nghị đặt bút ký tuyên bố cuối cùng. Tại Hội nghị lần này đã không diễn ra các cuộc bàn thảo về khủng hoảng kinh tế và tình hình Cu-ba - hai vấn đề được phần lớn những người tham dự quan tâm. Tuyên bố với báo giới, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la H.Cha-vét cho biết, trong ba hội nghị mà ông từng tham dự, hội nghị lần này - nơi diễn ra cuộc hội ngộ đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và các nhà lãnh đạo Mỹ La-tinh - là thành công nhất, và đã hé mở cánh cửa cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa các nước châu Mỹ.
3. Kỷ niệm 139 năm ngày sinh V.I.Lê-nin
Ngày 22-4, hàng nghìn người dân Mát-xcơ-va đã đến đặt hoa trước lăng Lê-nin trên Quảng trường Đỏ nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày sinh của vị lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới Vla-đi-mia I-lích Lê-nin. Phát biểu trước những người tham dự, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Ghê-na-đi Diu-ga-nốp nói: “Chính lúc này, tư tưởng của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin càng trở nên tức thời và cấp thiết hơn bao giờ hết. Mọi người lại bắt đầu tích cực nghiên cứu những tác phẩm của Người. Và, tôi khuyên các vị nên bắt đầu từ việc học tập tác phẩm “Thảm hoạ sắp tới và đấu tranh với nó như thế nào”, bởi trong đó chứa đựng những phương thuốc cụ thể để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nặng nề và giữ gìn đất nước. Cùng ngày, các hoạt động kỷ niệm 139 năm ngày sinh Lê-nin cũng diễn ra tại nhiều thành phố thuộc Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây.
4. Thế giới kỷ niệm Ngày trái đất
Ngày 22-4 hàng năm, cả thế giới kỷ niệm Ngày trái đất để nhắc nhở mọi người dân trên thế giới về tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh, môi trường sống. Tại Mỹ, một chiến dịch mang tên “Thế hệ xanh” nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng từ mặt trời, gió, biển), khuyến khích “nghề nghiệp xanh” (các nghề nghiệp trong lĩnh vực thân thiện với môi trường) và “nền kinh tế xanh” (nền kinh tế phát triển thân thiện với môi trường). Châu Á cũng có nhiều sự kiện chào mừng Ngày trái đất với hơn 40 lễ hội được tổ chức ở Nhật, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Hàn Quốc, Ấn Độ... Ngày Trái Đất được tổ chức vào ngày 22-4 hàng năm là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson của bang Wisconsin khi nhận thấy con người ngày càng tàn phá môi trường sống của mình. Ngày Trái Đất đầu tiên được tổ chức năm 1970.
5. Hội nghị quốc tế chống phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc
Hội nghị quốc tế chống phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc diễn ra tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad có bài phát biểu với lời lẽ buộc tội chính quyền I-xra-en là "hoàn toàn phân biệt chủng tộc". Trước đó, Mỹ, I-xra-en, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Đức, Ba Lan, I-ta-li-a, Hà Lan và Niu Di-lân đã thông báo tẩy chay Hội nghị chống phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc do lo ngại hội nghị này sẽ trở thành một diễn đàn chỉ trích I-xra-en, như từng xảy ra trong Hội nghị thế giới chống phân biệt chủng tộc, tổ chức tại Durban, Nam Phi, năm 2001. Giới phân tích nhận xét rằng, các nước vắng mặt tại diễn đàn chống phân biệt chủng tộc này phần lớn đều đang phải đương đầu với biểu hiện phân biệt chủng tộc và bài ngoại, cả trong nội bộ cũng như trong quan hệ với các quốc gia láng giềng. Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội nghị cho biết, đại diện hơn 100 nước tham dự Hội nghị nhất trí thông qua Tuyên bố cuối cùng kêu gọi thế giới đấu tranh không khoan nhượng với tệ phân biệt chủng tộc. Theo kế hoạch ban đầu, tuyên bố được đưa ra bỏ phiếu vàongày cuối cùng của Hội nghị, tuy nhiên, các nhà ngoại giao quyết định bỏ phiếu sớm, một ngày sau bài diễn văn gây tranh cãi của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad với lời lẽ buộc tội chính quyền I-xra-en là "hoàn toàn phân biệt chủng tộc".
6. Quỹ Tiền tệ quốc (IMF) công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế thế giới
Ngày 22-4-2009, IMF công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế thế giới, trong đó nhận định rằng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đi kèm với kinh tế suy thoái có thể sẽ làm cho mức sản xuất giảm sút trầm trọng và kéo dài một cách bất thường. Mặc dù không dự báo đến khi nào nền kinh tế thế giới sẽ phát triển tốt trở lại, song theo chuyên gia kinh tế Mác-cô Tê-rô-nết (Marco Terrones), đồng tác giả bản báo cáo, phải mất đến gần 3 năm rưỡi mới có thể trở lại mức sản xuất trước đó. IMF cho rằng, ở Mỹ, đã có những bằng chứng cho thấy khuynh hướng giảm sút hoạt động, thậm chí xuống mức âm trong nhiều lĩnh vực như tín dụng, đầu tư v.v… Đây là hiện tượng thường xảy ra khi tăng trưởng bị sụt giảm một cách trầm trọng đi đôi với một cuộc khủng hoảng tài chính. Còn tại các nước khác trên thế giới, suy thoái kinh tế hiện nay cũng trùng hợp với tình hình khủng hoảng chung khiến cho viễn cảnh phục hồi kinh tế còn xa vời. Theo IMF, trong tháng 3-2009, mức tăng GDP toàn cầu xuống dưới số không (âm 0,5 % đến âm 1%), trong khi các nước đang phát triển là từ âm 3% đến âm 3,5%.
7. EU nối lại các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Tê-hê-ran
Ngày 22-4-2009, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) Ha-vi-ê Xô-la-na và nhà đàm phán hạt nhân của I-ran Xết Gia-li-li thảo luận việc sớm tổ chức một cuộc họp cấp chuyên viên nhằm nối lại các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Tê-hê-ran. Cuộc thảo luận này được tiến hành sau khi Tê-hê-ran đưa ra tuyên bố đầy thiện chí sẵn sàng đối thoại xây dựng trong lời đáp cùng ngày trước đó đối với đề nghị của các nước phương Tây nối lại đối thoại về vấn đề hạt nhân. Tê-hê-ran khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động trong lĩnh vực này với mục đích hòa bình và sẵn sàng hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Rô-bớt Út cho biết, Oa-sinh-tơn sẽ xem xét bất kỳ đề nghị nào từ phía I-ran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Ông R.Út nêu rõ: "Mỹ sẵn sàng đối thoại trực tiếp với I-ran" và "hy vọng gói đề xuất mới của I-ran sẽ giải tỏa được mọi quan ngại của Mỹ và một số nước khác xung quanh các hoạt động hạt nhân của quốc gia Trung Cận Đông này”.
8. Hội nghị Bộ trưởng môi trường nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8), và các nền kinh tế mới nổi
Ngày 22-4, Hội nghị Bộ trưởng môi trường nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8), và các nền kinh tế mới nổi, khai mạc tại I-ta-li-a để bàn các giải pháp đối phó hiện tượng nóng lên toàn cầu. Lần đầu tiên Hội nghị môi trường của nhóm G8 và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ có sự tham gia của các hãng năng lượng và sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Trong ba ngày tham dự Hội nghị trên đảo Si-xi-li của I-ta-li-a, 20 bộ trưởng các nước và các đại biểu khác tập trung thảo luận việc phát triển và ứng dụng rộng rãi hơn những công nghệ thân thiện với môi trường, nhằm xây dựng các mô hình xã hội thải ra ít khí CO2 hơn so với hiện nay. Các đại biểu đều cho rằng, việc đầu tư cho các công nghệ năng lượng tái sinh, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, không chỉ có lợi cho môi trường, mà còn góp phần phục hồi các nền kinh tế đang chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
9. Nga, Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a cùng tham gia hội đàm
Ngày 23-4-2009, dưới sự bảo trợ của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), đại diện của Nga, Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a, lần đầu tiên cùng tham gia hội đàm kể từ sau cuộc xung đột hồi tháng 8-2008. Cuộc hội đàm trên diễn ra tại một địa điểm trên lãnh thổ Gru-di-a, gần biên giới với Nam Ô-xê-ti-a. Tại cuộc hội đàm, đại diện ba bên đã cùng thảo luận về việc ổn định tình hình khu vực. Đại diện Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a đã nhất trí thiết lập một đường dây nóng nhằm tránh xảy ra thêm các cuộc xung đột, đồng thời sẽ tiến hành thảo luận thường xuyên nhằm tạo dựng lòng tin cũng như tìm cách giảm bớt những căng thẳng trong khu vực. Dự kiến, mỗi tháng sẽ tổ chức hai cuộc gặp và nếu cần thiết, trong tình huống khẩn cấp, các bên sẽ nhất trí cụ thể về số cuộc hội đàm. Một đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ cũng đã được thiết lập.
10. Tình trạng khẩn cấp ở Băng-cốc được dỡ bỏ
Ngày 24-4-2009, Thủ tướng Thái Lan A-bị-xịt đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Băng-cốc vì muốn thúc đẩy hoà giải sau khi các cuộc biểu tình bạo lực đường phố nổ ra nhằm chống lại chính phủ hiện thời. Trước đó, Thủ tướng Thái Lan áp đặt tình trạng khẩn cấp tại Băng-cốc và 5 tỉnh lân cận sau khi những người biểu tình gâyrối hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á tại thành phố biển Pat-tai-a, khiến hai người thiệt mạng và 123 người bị thương khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát bất chấp tình trạng khẩn cấp. Người đứng đầu Chính phủ Thái Lan cho biết, dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp là một phần trong các biện pháp tìm kiếm giải pháp cho đất nước. Chính phủ muốn bày tỏ sự thân thiện, chính phủ muốn hoà giải và đưa đất nước tiến về phía trước.Cũng trong nỗ lực khôi phục ổn định đất nước, tại cuộc họp, ông A-bị-xịt đã công bố một ủy ban chịu trách nhiệm việc sửa đổi hiến pháp nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đang làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Thái Lan trong con mắt của giới đầu tư và cộng đồng thế giới.
11. Hội nghị các Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7)
IMF tăng gấp đôi hạn mức tín dụng cho các nước nghèo  (27/04/2009)
Kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi  (27/04/2009)
Chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trí thức ở Quảng Ninh  (27/04/2009)
CPI tháng 4-2009 tăng 0,35%  (27/04/2009)
Công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch UBND các quận, huyện Đà Nẵng  (27/04/2009)
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo đồng bằng sông Cửu Long  (27/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên