Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng
16:31, ngày 27-11-2013
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 11 tháng năm 2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và tăng thêm trên cả nước đạt 20,8 tỷ USD, tăng 54% và giải ngân được 10,55 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, tính đến ngày 20-11, cả nước có 1.175 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 13,8 tỷ USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2012 và 446 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 11 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,218 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 96 triệu USD. Trong 11 qua, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm với 557 dự án đầu tư đăng ký mới, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 16 tỷ USD, chiếm 77% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 2 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 20 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 884 triệu USD.
Về quốc gia và vùng lãnh thổ, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,7 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2013
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD.
Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD.
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Electronics Việt Nam Hải Phòng của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử..../.
Tính chung trong 11 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,218 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 96 triệu USD. Trong 11 qua, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm với 557 dự án đầu tư đăng ký mới, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 16 tỷ USD, chiếm 77% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 2 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 20 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 884 triệu USD.
Về quốc gia và vùng lãnh thổ, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,7 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2013
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD.
Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD.
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử.
Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Electronics Việt Nam Hải Phòng của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử..../.
Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (27/11/2013)
Thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ phát triển mới của đất nước  (27/11/2013)
Thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ phát triển mới của đất nước  (27/11/2013)
Bồi mồm  (27/11/2013)
Quảng Yên phát triển kinh tế theo hướng sinh thái - nhân văn bền vững  (27/11/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên