Italy và Nga thắt chặt quan hệ kinh tế chiến lược
Ông Putin bắt đầu chuyến thăm Italy lần đầu tiên trên cương vị Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ ba bằng cuộc gặp gỡ với Giáo hoàng Francis I và Bộ trưởng Ngoại giao Vatican. Hai bên dành phần nhiều thời gian để nói về các vấn đề quốc tế, trong đó có hòa bình ở Syria.
Trong thông cáo báo chí, Vatican viết rằng Tòa thánh và Nga "cùng hướng tới hòa bình ở Syria" và "cùng kêu gọi những sáng kiến nhằm chấm dứt cuộc xung đột" ở nước này.
Giáo hoàng Francis đã gửi thư đến ông Putin đề nghị nước Nga tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Syria (trong khi trên thực tế cũng là để bảo vệ giáo dân Thiên chúa ở khu vực này). Đây được coi là cơ hội tuyệt vời để Moskva lấy lại hình ảnh và uy tín của mình tại Trung Đông.
ITAR-TASS đưa tin, tại thành phố Trieste phía Tây-Bắc Italy, ngày 26-11 Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Enrico Letta tham dự cuộc tham vấn liên quốc gia lần thứ 8 với sự tham gia của 11 bộ trưởng chủ chốt trong chính phủ của hai bên.
Kết thúc tham vấn, hai bên dự định ký kết "gói văn kiện rất lớn" bao trùm toàn bộ hợp tác liên quốc gia và liên doanh nghiệp hai nước. Có thể kể đến Kế hoạch hành động giữa hai Bộ Nội vụ, Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Y tế, hiệp định hợp tác giữa các doanh nghiệp hàng đầu về dầu khí, ngân hàng, đầu tư.
Cũng trong ngày 26-11, hai bên tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Nga-Italy với sự tham gia của lãnh đạo khối kinh tế trong chính phủ hai nước, cũng như người đứng đầu các công ty hàng đầu của Nga và Italy.
Diễn đàn dự định ký kết 20 hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thương mại-công nghiệp, ba văn kiện giữa hai ngành truyền thông và bảo hiểm cũng như về tài trợ cho các dự án liên doanh hai nước.
Trước chuyến thăm Đại sứ Nga tại Italy Sergey Razov phát biểu với báo giới cho biết, Nga và Italy có thể đạt kỷ lục về kim ngạch thương mại song phương vào cuối năm 2013.
Trong sáu tháng đầu năm 2013 thương mại hàng hóa giữa hai nước đã tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 26,2 tỷ USD, chủ yếu là nhờ xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ của Nga sang Italy.
Một lĩnh vực góp phần đáng kể vào Tổng sản lượng quốc nội GDP Italy là du lịch. Năm 2014 được chọn là Năm Du lịch Nga tại Italy và Năm Du lịch Italy tại Nga.
Theo Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Italy Massimo Brai, Năm Du lịch giữa hai nước sẽ không chỉ củng cố quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế hai nước.
Chuyến thăm của ông Putin kết thúc vào tối 26-11./.
ASEAN - Trung Quốc: 10 năm quan hệ đối tác chiến lược  (26/11/2013)
Nhật - Trung - Hàn bắt đầu đàm vòng đàm phán FTA thứ 3  (26/11/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18-11 đến ngày 24-11-2013  (26/11/2013)
Xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Kết quả bước đầu và một số vấn đề đặt ra  (26/11/2013)
Để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình  (26/11/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay