Nhìn lại thế giới năm 2013: Những điểm nhấn về an ninh toàn cầu năm 2013
20:40, ngày 25-11-2013
TCCSĐT - Năm 2013 thế giới vẫn phải đối mặt với một nền an ninh đầy bất ổn, các cuộc xung đột cũ kéo dài, các điểm nóng mới tiếp tục xuất hiện. Ngay khi mới bước vào đầu năm, các nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra 10 dự báo về các điểm nóng trong quan hệ an ninh quốc tế. Tuy nhiên, sau một năm nhìn lại, người ta đã có thể nhận ra những điểm nhấn quan trọng về an ninh toàn cầu mà dư luận quốc tế không thể bỏ qua.
1. Xy-ri với bước đột phá về tiêu hủy vũ khí hóa học
Xy-ri là điểm nóng nhất về an ninh trong năm 2013. Cuộc nội chiến kéo dài đã đưa tổng số người bị chết lên tới con số 93.000 người và đẩy hàng nghìn người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trong bối cảnh diễn ra cuộc tiến công bằng vũ khí hóa học làm thiệt mạng 1.400 người dân vô tội, khi nguy cơ can thiệp quân sự của phương Tây vào quốc gia này đã đến mức đỉnh điểm, thì ngày 15-9 Nga - Mỹ bất ngờ đạt được thỏa thuận do Nga đề xuất, theo đó Xy-ri chấp nhận để cho Liên hợp quốc kiểm soát toàn bộ các kho vũ khí hóa học của mình và tham gia ký hiệp ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Tiếp đó, ngày 27-9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận và thông qua nghị quyết về Xy-ri do Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc nhất trí. Trước đó, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tại Ha-gơ (Hague) (Hà Lan), cơ quan giám sát vũ khí hóa học thế giới đã thông qua kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học đối với Xy-ri.
Bước đột phá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng ở chỗ nó vừa mang tính pháp lý khẳng định rằng, nếu Xy-ri không tuân thủ các điều khoản, thì Hội đồng Bảo an sẽ áp dụng các biện pháp mạnh nhất theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc (bao gồm cả cấm vận kinh tế và hành động quân sự); đồng thời, loại bỏ khả năng phương Tây tự động trừng phạt Xy-ri trong trường hợp nước này không tuân thủ Nghị quyết. Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng khẳng định, mọi trường hợp trừng phạt Xy-ri đều phải thông qua Hội đồng Bảo an. Điều quan trọng hơn là nó mở ra khả năng giải quyết hòa bình cho vấn đề Xy-ri tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 2 sắp tới và xa hơn, đó có thể coi là tiền đề trong việc giải quyết các vấn đề “nóng” khác như vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của I-ran, I-xra-en và Triều Tiên…
2. “Edward Snowden” và vụ bê bối nghe lén điện thoại
Sau vụ cựu điệp viên CIA Ét-uốt Xnâu-đân (Edward Snowden) “chạy” ra nước ngoài công bố hàng loạt thông tin “động trời”, lật tung kho tài liệu tuyệt mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), khiến cho vụ bê bối nghe lén điện thoại của Mỹ bị phanh phui, dư luận quốc tế đã lại “dậy sóng”, trong bối cảnh mỗi ngày luôn có thêm những thông tin về lãnh đạo các nước bị Mỹ do thám.
Đối tượng bị Mỹ nghe lén điện thoại không chỉ là các nước thù địch, đối tác mà cả các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ như: Đức, Pháp, Anh, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a…; Từ Giáo hoàng ở Tòa thánh Va-ti-căng (châu Âu) đến các nước ở châu Á và Mỹ La-tinh như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mê-xi-cô… Mặc dù đã có sự giải thích và thừa nhận sai lầm của Mỹ là đã đi quá giới hạn trong công tác tình báo, nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn bất bình và yêu cầu Mỹ phải cam kết từ bỏ những hoạt động phi pháp nêu trên.
Trong khi giới chức tình báo và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry vẫn đang cố gắng làm nhẹ bớt “tội” nghe lén điện thoại của Mỹ, thì Giám đốc NSA vẫn khẳng định, cơ quan này “tuyệt đối không có chuyện do thám bừa bãi”. Tuy nhiên, dư luận quốc tế vẫn đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải bảo đảm trước Liên hợp quốc rằng, từ nay trở đi Oa-sinh-tơn không được do thám các thông tin bí mật của các cá nhân và tổ chức của các nước trên thế giới.
3. Quan hệ Ấn - Trung - Nga và điểm mới về an ninh đối ngoại
Trong thời gian gần đây, một trong những hoạt động an ninh đối ngoại gây ấn tượng và được thế giới đặc biệt quan tâm, đó là tam giác quan hệ Ấn - Trung - Nga. Sự chú ý của dư luận quốc tế không chỉ ở quy mô đạt được của các thỏa thuận giữa các bên ký kết với nhau, mà còn ở sự lan tỏa của mối quan hệ “nồng ấm” ba bên đối với xu hướng hòa dịu, hòa giải của các nước lớn trong quan hệ an ninh đối ngoại với nhau và góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trên thế giới.
Theo đánh giá của giới nghiên cứu thì lợi ích được coi là nổi bật hơn cả là không khí an ninh đối ngoại hòa dịu dường như đã bao trùm mối quan hệ ba bên. Quan hệ Ấn - Trung, nhất là việc hai nước đã có thỏa thuận về biên giới với những cam kết cụ thể, nhằm tránh nguy cơ đụng độ; “kiềm chế tối đa” khi đối mặt ở các khu vực biên giới còn tranh chấp và xem xét thiết lập đường dây nóng giữa giới chức quân sự hai bên.
Trong khi Thủ tướng Ấn Độ còn đang thăm Nga, thì tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nga và người đồng cấp Trung Quốc cũng đã có cuộc hội đàm với 21 thỏa thuận được ký kết, trong đó có nhiều thỏa thuận quan hệ trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. Giới quan sát cho rằng, nhìn chung, mối quan hệ tay ba giữa ba nước Ấn - Trung - Nga dường như ngày càng trở nên tốt đẹp hơn khi cả Nga và Ấn Độ đều cố gắng cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thông qua việc gắn kết những lợi ích an ninh với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “tự trị chiến lược” và “liên minh chiến lược” trong thời gian qua, Ấn Độ đã thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, duy trì được quan hệ cân bằng với các nước lớn qua đó nâng cao vị thế của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới với tư cách là một cường quốc, qua đó thể hiện khả năng độc lập khi đưa ra các quyết sách lớn.
Vì thế, giới phân tích quốc tế và dư luận cho rằng, tam giác quan hệ Ấn - Trung - Nga ấm dần lên có tác động quan trọng, giúp thúc đẩy xu hướng hòa dịu, hòa giải giữa các nước lớn trong quan hệ với nhau và góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
4. Nhật - Trung trước ngưỡng cửa đối đầu quân sự
Tại khu vực Đông Bắc Á, sau những tháng đầu năm 2013, khi “điểm nóng” Triều Tiên hạ nhiệt thì vấn đề Biển Đông và Hoa Đông lại “dậy sóng”. Mối quan hệ giữa hai nước Nhật - Trung đang nổi lên như là điểm nhấn về an ninh quân sự. Hai nước đều có khả năng đứng trước nguy cơ của cuộc đối đầu quân sự.
Chính sách được giới quan sát cho là “cứng rắn” ngay từ khi Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) lên nắm quyền ở Nhật Bản là một loạt động thái gia tăng tiềm lực quốc phòng và khả năng của quân đội Nhật Bản có thể hoạt động từ bên ngoài lãnh thổ. Mới đây trong một bài phát biểu trước quân đội Nhật, bao gồm một lực lượng đặc biệt được giao nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi của nước này, ông Sin-dô A-bê tuyên bố sẽ kiểm soát những tham vọng về lãnh thổ của các quốc gia khác. Đây được xem như một lời cảnh báo ngầm đối với tham vọng của các nước lớn trong khu vực.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đang ra sức củng cố sức mạnh quân sự bằng cách mua sắm thêm nhiều vũ khí, thiết lập thêm lực lượng đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để kiềm chế các nước láng giềng. Trong cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 27-10, lần đầu tiên có sự xuất hiện của trung đoàn bộ binh phía Tây thuộc quân đội Nhật Bản (SDF). Đây được xem như một động thái biểu hiện các nỗ lực của Tô-ki-ô nhằm tăng cường phòng vệ ở khu vực phía Tây của Nhật Bản. Trong cuộc diễu binh đó còn có một số xe tấn công lưỡng cư của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.
Tuy nhiên phía Trung Quốc cũng có những phản ứng cứng rắn trước cảnh báo của Nhật Bản khi thông báo sẽ bắn hạ máy bay không người lái nếu chúng xâm phạm không phận của Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố coi đó là “hành động chiến tranh”. Nhiều chuyên gia và tướng lĩnh Trung Quốc cũng luôn hô hào quân đội nước này cần xây dựng chiến lược chống tiếp cận, đồng thời đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất nhằm phá vỡ thế bao vây của Mỹ và đồng minh đối với lộ trình trỗi dậy “hòa bình” của Trung Quốc. Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, hải quân nước này bắt đầu tập trận ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương với sự tham gia của ba hạm đội.
Như vậy, năm 2013 tuy các “điểm nóng” vẫn còn nhiều, sự thiệt hại về người và của cải vật chất là không nhỏ. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong những điểm nhấn quan trọng về an ninh ấy không chỉ phản ánh sự tiêu cực của tình hình, mà quan trọng hơn là nó đã xuất hiện những giải pháp có tính đột phá cho quá trình giải quyết những điểm nóng an ninh tiềm tàng trên thế giới. Qua đó, các nhà dự báo và dư luận quốc tế đang kỳ vọng vào năm mới 2014, thế giới sẽ có những bước đột phá quan trọng theo hướng tích cực hơn trong giải quyết các điểm nóng và bảo đảm bảo anh ninh toàn cầu./.
Xy-ri là điểm nóng nhất về an ninh trong năm 2013. Cuộc nội chiến kéo dài đã đưa tổng số người bị chết lên tới con số 93.000 người và đẩy hàng nghìn người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trong bối cảnh diễn ra cuộc tiến công bằng vũ khí hóa học làm thiệt mạng 1.400 người dân vô tội, khi nguy cơ can thiệp quân sự của phương Tây vào quốc gia này đã đến mức đỉnh điểm, thì ngày 15-9 Nga - Mỹ bất ngờ đạt được thỏa thuận do Nga đề xuất, theo đó Xy-ri chấp nhận để cho Liên hợp quốc kiểm soát toàn bộ các kho vũ khí hóa học của mình và tham gia ký hiệp ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Tiếp đó, ngày 27-9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận và thông qua nghị quyết về Xy-ri do Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc nhất trí. Trước đó, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tại Ha-gơ (Hague) (Hà Lan), cơ quan giám sát vũ khí hóa học thế giới đã thông qua kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học đối với Xy-ri.
Bước đột phá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng ở chỗ nó vừa mang tính pháp lý khẳng định rằng, nếu Xy-ri không tuân thủ các điều khoản, thì Hội đồng Bảo an sẽ áp dụng các biện pháp mạnh nhất theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc (bao gồm cả cấm vận kinh tế và hành động quân sự); đồng thời, loại bỏ khả năng phương Tây tự động trừng phạt Xy-ri trong trường hợp nước này không tuân thủ Nghị quyết. Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng khẳng định, mọi trường hợp trừng phạt Xy-ri đều phải thông qua Hội đồng Bảo an. Điều quan trọng hơn là nó mở ra khả năng giải quyết hòa bình cho vấn đề Xy-ri tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 2 sắp tới và xa hơn, đó có thể coi là tiền đề trong việc giải quyết các vấn đề “nóng” khác như vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của I-ran, I-xra-en và Triều Tiên…
2. “Edward Snowden” và vụ bê bối nghe lén điện thoại
Sau vụ cựu điệp viên CIA Ét-uốt Xnâu-đân (Edward Snowden) “chạy” ra nước ngoài công bố hàng loạt thông tin “động trời”, lật tung kho tài liệu tuyệt mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), khiến cho vụ bê bối nghe lén điện thoại của Mỹ bị phanh phui, dư luận quốc tế đã lại “dậy sóng”, trong bối cảnh mỗi ngày luôn có thêm những thông tin về lãnh đạo các nước bị Mỹ do thám.
Đối tượng bị Mỹ nghe lén điện thoại không chỉ là các nước thù địch, đối tác mà cả các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ như: Đức, Pháp, Anh, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a…; Từ Giáo hoàng ở Tòa thánh Va-ti-căng (châu Âu) đến các nước ở châu Á và Mỹ La-tinh như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mê-xi-cô… Mặc dù đã có sự giải thích và thừa nhận sai lầm của Mỹ là đã đi quá giới hạn trong công tác tình báo, nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn bất bình và yêu cầu Mỹ phải cam kết từ bỏ những hoạt động phi pháp nêu trên.
Trong khi giới chức tình báo và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry vẫn đang cố gắng làm nhẹ bớt “tội” nghe lén điện thoại của Mỹ, thì Giám đốc NSA vẫn khẳng định, cơ quan này “tuyệt đối không có chuyện do thám bừa bãi”. Tuy nhiên, dư luận quốc tế vẫn đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải bảo đảm trước Liên hợp quốc rằng, từ nay trở đi Oa-sinh-tơn không được do thám các thông tin bí mật của các cá nhân và tổ chức của các nước trên thế giới.
3. Quan hệ Ấn - Trung - Nga và điểm mới về an ninh đối ngoại
Trong thời gian gần đây, một trong những hoạt động an ninh đối ngoại gây ấn tượng và được thế giới đặc biệt quan tâm, đó là tam giác quan hệ Ấn - Trung - Nga. Sự chú ý của dư luận quốc tế không chỉ ở quy mô đạt được của các thỏa thuận giữa các bên ký kết với nhau, mà còn ở sự lan tỏa của mối quan hệ “nồng ấm” ba bên đối với xu hướng hòa dịu, hòa giải của các nước lớn trong quan hệ an ninh đối ngoại với nhau và góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trên thế giới.
Theo đánh giá của giới nghiên cứu thì lợi ích được coi là nổi bật hơn cả là không khí an ninh đối ngoại hòa dịu dường như đã bao trùm mối quan hệ ba bên. Quan hệ Ấn - Trung, nhất là việc hai nước đã có thỏa thuận về biên giới với những cam kết cụ thể, nhằm tránh nguy cơ đụng độ; “kiềm chế tối đa” khi đối mặt ở các khu vực biên giới còn tranh chấp và xem xét thiết lập đường dây nóng giữa giới chức quân sự hai bên.
Trong khi Thủ tướng Ấn Độ còn đang thăm Nga, thì tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nga và người đồng cấp Trung Quốc cũng đã có cuộc hội đàm với 21 thỏa thuận được ký kết, trong đó có nhiều thỏa thuận quan hệ trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. Giới quan sát cho rằng, nhìn chung, mối quan hệ tay ba giữa ba nước Ấn - Trung - Nga dường như ngày càng trở nên tốt đẹp hơn khi cả Nga và Ấn Độ đều cố gắng cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thông qua việc gắn kết những lợi ích an ninh với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “tự trị chiến lược” và “liên minh chiến lược” trong thời gian qua, Ấn Độ đã thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, duy trì được quan hệ cân bằng với các nước lớn qua đó nâng cao vị thế của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới với tư cách là một cường quốc, qua đó thể hiện khả năng độc lập khi đưa ra các quyết sách lớn.
Vì thế, giới phân tích quốc tế và dư luận cho rằng, tam giác quan hệ Ấn - Trung - Nga ấm dần lên có tác động quan trọng, giúp thúc đẩy xu hướng hòa dịu, hòa giải giữa các nước lớn trong quan hệ với nhau và góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
4. Nhật - Trung trước ngưỡng cửa đối đầu quân sự
Tại khu vực Đông Bắc Á, sau những tháng đầu năm 2013, khi “điểm nóng” Triều Tiên hạ nhiệt thì vấn đề Biển Đông và Hoa Đông lại “dậy sóng”. Mối quan hệ giữa hai nước Nhật - Trung đang nổi lên như là điểm nhấn về an ninh quân sự. Hai nước đều có khả năng đứng trước nguy cơ của cuộc đối đầu quân sự.
Chính sách được giới quan sát cho là “cứng rắn” ngay từ khi Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) lên nắm quyền ở Nhật Bản là một loạt động thái gia tăng tiềm lực quốc phòng và khả năng của quân đội Nhật Bản có thể hoạt động từ bên ngoài lãnh thổ. Mới đây trong một bài phát biểu trước quân đội Nhật, bao gồm một lực lượng đặc biệt được giao nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi của nước này, ông Sin-dô A-bê tuyên bố sẽ kiểm soát những tham vọng về lãnh thổ của các quốc gia khác. Đây được xem như một lời cảnh báo ngầm đối với tham vọng của các nước lớn trong khu vực.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đang ra sức củng cố sức mạnh quân sự bằng cách mua sắm thêm nhiều vũ khí, thiết lập thêm lực lượng đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để kiềm chế các nước láng giềng. Trong cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 27-10, lần đầu tiên có sự xuất hiện của trung đoàn bộ binh phía Tây thuộc quân đội Nhật Bản (SDF). Đây được xem như một động thái biểu hiện các nỗ lực của Tô-ki-ô nhằm tăng cường phòng vệ ở khu vực phía Tây của Nhật Bản. Trong cuộc diễu binh đó còn có một số xe tấn công lưỡng cư của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.
Tuy nhiên phía Trung Quốc cũng có những phản ứng cứng rắn trước cảnh báo của Nhật Bản khi thông báo sẽ bắn hạ máy bay không người lái nếu chúng xâm phạm không phận của Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố coi đó là “hành động chiến tranh”. Nhiều chuyên gia và tướng lĩnh Trung Quốc cũng luôn hô hào quân đội nước này cần xây dựng chiến lược chống tiếp cận, đồng thời đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất nhằm phá vỡ thế bao vây của Mỹ và đồng minh đối với lộ trình trỗi dậy “hòa bình” của Trung Quốc. Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết, hải quân nước này bắt đầu tập trận ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương với sự tham gia của ba hạm đội.
Như vậy, năm 2013 tuy các “điểm nóng” vẫn còn nhiều, sự thiệt hại về người và của cải vật chất là không nhỏ. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong những điểm nhấn quan trọng về an ninh ấy không chỉ phản ánh sự tiêu cực của tình hình, mà quan trọng hơn là nó đã xuất hiện những giải pháp có tính đột phá cho quá trình giải quyết những điểm nóng an ninh tiềm tàng trên thế giới. Qua đó, các nhà dự báo và dư luận quốc tế đang kỳ vọng vào năm mới 2014, thế giới sẽ có những bước đột phá quan trọng theo hướng tích cực hơn trong giải quyết các điểm nóng và bảo đảm bảo anh ninh toàn cầu./.
Phát triển và hiện thực hóa đường lối văn hóa của Đảng ta  (25/11/2013)
Học tập và làm theo phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/11/2013)
Học tập và làm theo phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/11/2013)
Hàn Quốc trong cấu trúc an ninh khu vực  (25/11/2013)
Công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam  (25/11/2013)
Phải đổi mới tư duy để đổi mới giáo dục  (24/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay