Một số vấn đề lý luận trong kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội
17:40, ngày 22-11-2013
TCCSĐT - Sáng ngày 22-11, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học “Kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI: Một số vấn đề lý luận”.
Toàn cảnh Tọa đàm |
Tham dự Tọa đàm, về phía khách mời có: GS, TS. Dương Phú Hiệp, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương; GS, TS. Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng các nhà nghiên cứu đến từ học Học viện Hành chính, Viện Nghiên cứu Thương mại,…
Về phía Tạp chí Cộng sản có: PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập; PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập cùng lãnh đạo các ban chuyên môn, cán bộ, biên tập viên Ban Kinh tế, Ban Xã hội Tạp chí Cộng sản.
Tại Tọa đàm, các nhà khoa học đã lần lượt trình bày ý kiến của mình xoay quanh bốn vấn đề chính: Rà soát, tổng kết sự phát triển trong quan điểm của Đảng về kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội; nội dung kết hợp hài hòa chính sách kinh tế - chính sách xã hội; những tiêu chí định tính, định lượng đánh giá sự kết hợp; giải pháp để có thể kết hợp tốt giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
GS, TS. Dương Phú Hiệp đã nêu một số khái niệm về chính sách kinh tế và chính sách xã hội, tính tất yếu của sự kết hợp hai chính sách, những thay đổi của chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới chính sách xã hội và ngược lại. Từ đó chỉ ra quan điểm của Đảng ta trong việc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Đi sâu phân tích độ tương thích trong kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, GS, TS. Trần Ngọc Hiên cho rằng để kết hợp được chính sách kinh tế với chính sách xã hội cần thực hiện theo bốn nguyên tắc và sáu tiêu chí. Bốn nguyên tắc gồm: xác định đúng mục tiêu, động lực phát triển kinh tế, lấy xã hội làm động lực; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; minh bạch, công khai trong việc phê duyệt và thực hiện dự án. Sáu tiêu chí là: làm rõ chính sách an sinh xã hội; đổi mới tổ chức, phương pháp quản lý kinh tế; đổi mới chính sách giáo dục - đào tạo theo quan điểm phát triển bền vững; nâng cao nhận thức văn hóa trong quản lý; thanh tra, thống kê, đánh giá thực hiện tiêu chí; thực hiện chính sách kinh tế - xã hội phải đi từ chiến lược cụ thể nhằm đánh giá sự kết hợp hài hòa của chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Các nhà khoa học đã thảo luận và đi đến thống nhất rằng việc kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là điều bắt buộc và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội mà đối tượng cụ thể là con người. Sự kết hợp này có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, cái nọ thúc đẩy cái kia. Thực hiện tốt chính sách xã hội bảo đảm chính sách kinh tế phát triển bền vững, ổn định còn chính sách kinh tế phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.
TS. Bùi Văn Thạch phát biểu ý kiến về những nguyên tắc phát triển, |
TS. Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao đề tài buổi tọa đàm và đóng góp ý kiến về những nguyên tắc phát triển, kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Sự kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội phải đặt trong điều kiện lấy con người làm mục tiêu vì con người là động lực cho cả hai loại chính sách; kết hợp ngay từ đầu khi xây dựng chính sách kinh tế và chính sách xã hội; cuối cùng phải xây dựng chính sách kinh tế không phá vỡ cấu trúc xã hội đang hiệu quả và ổn định.
Trên tinh thần trao đổi, Tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp. PGS, TS. Vũ Văn Hà cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và cho rằng cần có thêm nhiều buổi tọa đàm về chủ đề này hơn nữa./.
Thực hiện đồng bộ giải pháp, đáp ứng thông tin của dân  (22/11/2013)
Tổng thống Namibia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (22/11/2013)
Hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về biển ở nước ta hiện nay  (22/11/2013)
Hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về biển ở nước ta hiện nay  (22/11/2013)
Việt Nam - Ấn Độ: mối quan hệ hữu nghị, chân thành, thủy chung  (21/11/2013)
Quốc phòng - An ninh là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ  (21/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay