Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo khắc phục lũ lụt miền Trung
Đồng thời, Phó Thủ tướng kiểm tra các mặt công tác vận hành điều tiết nước, bảo đảm an toàn các vùng hạ du.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tới thị xã An Nhơn, địa bàn chịu lũ nặng nề nhất trong đợt thiên tai vừa qua, thăm hỏi và động viên những gia đình có người thiệt mạng, những gia đình có nhà bị sập, lũ cuốn trôi. Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương quan tâm, sớm cử lực lượng giúp đỡ cũng như cấp hỗ trợ tiền chính sách để cùng người dân khắc phục mất mát, ổn định lại sản xuất và đời sống.
Đoàn công tác Chính phủ cũng đã tới các công trình đường, đê xung yếu, các công trình thủy lợi trên địa bàn để xem xét, kiểm tra công tác vận hành, chức năng phòng ngừa, điều tiết và chống chọi với mưa lũ.
Đồng chí Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết đợt mưa lũ trên địa bàn từ ngày 15 đến 18-11 được đánh giá là đợt mưa lũ lịch sử, lớn nhất trong vòng 50 năm qua với diễn biến rất nhanh. Trong vòng 6-8 giờ đồng hồ đã xuất hiện lũ ở vùng hạ lưu, lượng mưa trung bình đạt 337mm; đỉnh lũ cao nhất trên sông Kôn tại Thạnh Hòa lúc 5h ngày 16-11 vượt báo động 31,68m.
Hầu hết nhà dân trong vùng lũ đều bị ngập sâu, có vùng ngập từ 6-8m, đợt lũ gây thiệt hại lớn về nhà cửa, kết cấu hạ tầng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Toàn tỉnh có 18 người chết, 1 người mất tích, gần 100.000 nhà bị ngập, nhiều nhà bị sập đổ, hư hỏng, 6 hồ chứa nước bị xói lở, 100km kênh mương bị sạt lở, tuyến QL1A, 19 và đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng hơn 208km, gây ách tắc kéo dài.
Báo cáo về công tác phòng chống bão lũ, công tác chuẩn bị và nhất là vấn đề điều tiết nước, phòng chống lũ ở hạ du, tỉnh Bình Định cho biết, trước đợt mưa lũ, tỉnh đã chỉ đạo cho 161 hồ chứa thủy lợi hạn chế tích nước để bảo đảm an toàn, một nửa số hồ chỉ giữ 50% dung tích thiết kế, thực hiện điều tiết giảm lũ cho vùng hạ du.
Trên thực tế, vùng thị xã huyện An Nhơn, hạ du của hồ Định Bình là hồ chứa lớn nhất tỉnh 226triệu m3 trước khi có lũ, các cống xả sâu đều đóng kín, các cánh cửa tràn xả mặt treo theo quy trình vận hành đã được tỉnh phê duyệt. Đến 16h ngày 16-11, mực nước hồ ở cao trình 86,41m, lưu lượng nước đến hồ là 650m3/s, lưu lượng qua tràn là 365m3/s.
Con số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, trong các giờ mưa lớn, hồ Định Bình đều có lượng nước xả thấp hơn lượng mưa về hồ. Mặt khác, hầu hết các hồ không xả nước, mà đều là tràn nước qua hồ, việc điều hành tại hồ Định Bình và các hồ đã giúp điều tiết nước vùng hạ lưu.
Các cơ quan chuyên môn có chung nhận định với tỉnh về việc hầu hết các hồ chứa tại Bình Định vận hành đúng quy trình và đều có vai trò điều tiết nước, giảm lũ trong thời gian mưa lũ mấy ngày qua. Đối với 3 hồ thủy điện trên địa bàn là Vĩnh Sơn - Sông Hinh vào lúc cao điểm nhất xả qua tràn xuống hồ Định Bình ở mức rất thấp là 124m3/s. Hồ Trà Xom không xả nước; Vĩnh Sơn 5 là đập dâng, nên mùa mưa lũ không đóng đập tích nước.
Tại cuộc họp trên địa bàn thị xã An Nhơn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chuyển lời hỏi thăm, chia sẻ của Chính phủ, của Thủ tướng về những đau thương, mất mát của những gia đình vùng mưa lũ. Do diện bị ngập lụt, thiệt hại rộng, nên Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương tập trung mọi nguồn lực, bảo đảm khôi phục sớm đời sống, sản xuất của nhân dân. Cán bộ bám sát địa bàn, khẩn trương hỗ trợ không để người dân nào bị đói, bị rét trong thời gian sau mưa lũ.
Đối với các nhà dân bị sập, đổ, sớm tổ chức việc tạm cư, bảo đảm an toàn cho dân, sau đó tiến hành hỗ trợ xây dựng lại nhà theo chính sách, giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất. Cơ quan Trung ương hỗ trợ các cơ số thuốc để cung cấp nước sạch, chú ý các loại thuốc vệ sinh môi trường, ứng vốn để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Hạ tầng điện, nước, giao thông, rà soát lại những bất cập của công trình để đánh giá, điều chỉnh các hệ thống phù hợp với tình hình thiên tai mới.
Đánh giá về công tác phòng chống, vai trò của các công trình thủy lợi trong mưa lũ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tới những hiện tượng ngày càng cực đoan của thời tiết, hiện tượng lũ cao kỷ lục và diện ngập sâu, ngập rộng tại Bình Định đòi hỏi phải được phân tích, đánh giá kỹ để có giải pháp phù hợp.
Phó Thủ tướng đánh giá cao việc quản lý hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu vận hành đúng quy trình, giữ nước xả thấp hơn nước về hồ, Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu cao hơn cho các hồ là phải tính toán cắt lũ đúng đỉnh, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Đồng thời, xem xét lại vấn đề thông tin, báo động lũ tại các địa bàn để đạt hiệu quả tới từng người dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong đợt công tác này sẽ xem xét, đánh giá kỹ việc vận hành các hồ chứa của khu vực miền Trung. Hệ thống hồ chứa khu vực này thường có dung tích không lớn, trong khi địa hình lại dốc nên ít khả năng chống chọi với mưa lớn cục bộ. Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện hồ chứa nào vận hành không đúng quy trình, làm nặng nề thêm cho tình trạng lũ lụt hạ du thì phải nghiêm khắc xử lý, kỷ luật./.
Đối thoại An ninh Việt Nam - Myanmar cấp Thứ trưởng lần thứ nhất  (19/11/2013)
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt  (19/11/2013)
Tuyên bố chung của mạng lưới thành phố lớn châu Á  (19/11/2013)
“Xây dựng nền tảng cho công nghệ và công nghiệp”  (19/11/2013)
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các giải pháp chiến lược  (19/11/2013)
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các giải pháp chiến lược  (19/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay