Việt Nam - Trung Đông - Bắc phi: Nhiều cơ hội để phát triển
23:28, ngày 13-11-2013
TCCSĐT - Ngày 5-11, Diễn đàn Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi đã bế mạc sau 2 ngày họp. Hội nghị đã góp phần mở ra cơ hội hợp tác lớn giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi cũng như cơ hội quảng bá, giới thiệu đất nước, con người và văn hóa giữa hai bên, góp phần thắt chặt hơn tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân Việt Nam và người dân các nước khu vực này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và đã có bài phát biểu tại Diễn đàn.
Kết quả ấn tượng
Đây là lần đầu tiên một sự kiện có quy mô lớn về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi được Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức. Lãnh đạo một số bộ, ngành, doanh nghiệp của Việt Nam, đại diện chính phủ các nước Trung Đông - Bắc Phi (An-giê-ri, Ai Cập, A-rập Xê-út, Ca-ta, Cô-oét, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), I-ran, I-rắc, Li-bi, Ma-rốc, Ô-man, Pa-le-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuy-ni-di và Xu-đăng); đại diện một số tổ chức quốc tế và khu vực; lãnh đạo các doanh nghiệp của một số nước Trung Đông - Bắc Phi... tham dự Diễn đàn.
Trung Đông - Bắc Phi là khu vực rộng lớn, trải dài từ I-ran, qua Vịnh Ba Tư, bán đảo A-rập, kênh đào Xu-ê, bờ Đông Địa Trung Hải, tới Tây Bắc Phi và bờ Nam Địa Trung Hải, nằm án ngữ ba châu lục Á - Âu - Phi. Đây là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là về dầu mỏ và khí đốt (chiếm 60% trữ lượng dầu; 45% trữ lượng khí đốt thế giới). Khu vực này còn là một thị trường lớn với hơn 520 triệu dân, nhiều nước có tiềm năng về kinh tế, nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, có nhu cầu hàng hóa đa dạng và phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng chung khát vọng hòa bình, tự do và phát triển, nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi có sự gắn bó, dành cho nhau sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Với 3 phiên thảo luận chính (Tổng quan về môi trường kinh doanh và đầu tư; Hợp tác năng lượng, thương mại và phát triển kết cấu hạ tầng; Hợp tác lao động, nông nghiệp và du lịch) và Tọa đàm về hợp tác lao động Việt Nam - Trung Đông - Bắc Phi, Diễn đàn lần này là dịp để Việt Nam giới thiệu với các nước Trung Đông - Bắc Phi chính sách phát triển kinh tế và các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời giúp các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu chính sách thương mại, đầu tư của các đối tác tại khu vực.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vượt qua khoảng cách về địa lý, Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống, cùng chia sẻ khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và phát triển, cùng giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: “Là một trong những sự kiện kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2013, Diễn đàn thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Đông - Bắc Phi vì sự phát triển và thịnh vượng chung. Diễn đàn mang đến cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đề xuất các định hướng, lĩnh vực hợp tác kinh tế ưu tiên, cũng như các biện pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi”.
Trong những năm qua, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực này không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 7,4 tỷ USD, tăng 878% so với 10 năm trước (năm 2002), trong đó kim ngạch với một số đối tác đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm. Đầu tư là một điểm sáng với những dự án lớn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Trung Đông, như khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Khách sạn Hạ Long Star, Cảng container Hiệp Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy thép tiền chế Zamil Steel...
Tập đoàn Mubadala Petroleum (UAE) đánh giá Việt Nam đang là thị trường quan trọng với nhiều cơ hội thăm dò khai thác dầu khí xa bờ hấp dẫn. Hiện Mubadala Petroleum đang có cổ phần tại Lô 04-2, Lô 07/02, và Lô 135&136/03. Đại sứ An-giê-ri tại Việt Nam, ông Sê-ríp Chi-khi (Chérif Chikhi) cũng đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Đại sứ cho biết, An-giê-ri là đất nước giàu tiềm năng, nhất là về khí đốt. Là một đất nước đang phát triển, An-giê-ri cũng có nhu cầu tiêu thụ năng lượng khí đốt rất lớn. Vì vậy, hai bên cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các dự án đầu tư ở khu vực, trong đó đáng chú ý là dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại An-giê-ri. Hiện Việt Nam đang có khoảng 26.000 lao động làm việc tại nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực.
Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác lao động: cùng với sự hiện diện của Trường trung học cơ sở Việt Nam - An-giê-ri tại Hà Nội từ năm 1985, các chương trình học bổng của Ai Cập, I-ran, Li-bi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ca-ta, Cô-oét, Ma-rốc,… dành cho sinh viên Việt Nam và của Việt Nam dành cho sinh viên Pa-le-xtin, I-ran, I-rắc,… trong những năm qua đã góp phần vào việc đào tạo hàng nghìn học sinh, sinh viên, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trở thành những sứ giả của tình hữu nghị, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Hơn 30 năm qua, hàng trăm nghìn lượt chuyên gia và người lao động Việt Nam đã đóng góp kiến thức và sức lao động của mình vào quá trình phát triển nhanh chóng của nhiều quốc gia Trung Đông - Bắc Phi, trở thành cầu nối của tình hữu nghị giữa hai bên. Hiện tại, trên 26.000 lao động Việt Nam vẫn đang có mặt tại nhiều dự án ở A-rập Xê-út (17.000 người), UAE (7.500 người), Li-bi (1.000 người). Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Li-bi Ra-dắc Gra-đi (Razak Grady) nói: “Li-bi đang trong quá trình thực hiện những chương trình phát triển, tái thiết đất nước và chúng tôi đang có rất nhiều cơ hội để hợp tác với Việt Nam, trong đó nổi bật là lĩnh vực lao động. Chúng tôi cũng biết Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nữa, vì vậy chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ còn có những bước phát triển cao hơn nữa, chứ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực người lao động”. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập A-mét I-xman Áp-đen Mô-e-ti (Ahmed Ismail Abdel Moeti) cho rằng, nguồn lao động dồi dào của Việt Nam là một thế mạnh vô cùng lớn. “Vũ khí bí mật của Việt Nam là lực lượng lao động. Việt Nam đang trên đà phát triển và lực lượng lao động dồi dào sẽ là một thế mạnh vô cùng lớn”.
Trước những bước phát triển nhanh chóng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến mới trong chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động của nhiều hãng hàng không lớn trong khu vực như Qatar Airways, Turkish Airlines, Emirates Airlines, Etihad Airways...
Về hợp tác phát triển, trong những năm qua, Quỹ Phát triển kinh tế A-rập của Cô-oét, Quỹ Phát triển quốc tế OPEC (OFID) và Quỹ Phát triển A-rập Xê-út đã cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi trị giá trên 427 triệu USD cho 33 dự án phát triển hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục,… đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho một bộ phận nhân dân nhiều địa phương của Việt Nam.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của hai bên, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Chẳng hạn, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực tuy tăng nhanh, song mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 của Việt Nam. Trong khi đó, tổng khối lượng đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dòng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD ra nước ngoài hằng năm của các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi; số lượng lao động Việt Nam cũng chỉ chiếm chưa đến 0,3% tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Trung Đông - Bắc Phi.
Cơ hội rộng mở
Thực tiễn quan hệ giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi thời gian qua cho thấy, hai bên còn rất nhiều tiềm năng to lớn có thể bổ trợ cho nhau để hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, do điều kiện tự nhiên và khí hậu, tại hầu hết các nước Trung Đông và Bắc Phi, các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất nông nghiệp chưa phát triển. Các nước này có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, như nông sản, thực phẩm, thủy sản, dệt may, giày dép, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, sản phẩm nội thất, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị…
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một quốc gia nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động, có nền kinh tế kết nối mạnh mẽ với nhiều thị trường lớn trong khu vực và quốc tế, Việt Nam là địa chỉ đầu tư hấp dẫn bởi có môi trường chính trị - xã hội ổn định, có thị trường tiềm năng và nguồn nhân công dồi dào có kỹ năng với dân số 90 triệu người. Việt Nam sẵn sàng là cửa ngõ để hàng hóa và dịch vụ của các nước Trung Đông - Bắc Phi tiếp cận thị trường các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, các nước Trung Đông - Bắc Phi có vị trí địa - chiến lược, địa - kinh tế quan trọng, có nguồn vốn dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới. Với dân số hơn 520 triệu người và nhiều nền kinh tế lớn, Trung Đông - Bắc Phi không chỉ là điểm đến quan trọng của hàng hóa, lao động và dịch vụ mà còn là thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng đặc trách Thương mại quốc tế Ma-rốc Mô-ha-mét Áp-bu (Mohamed Abbou) khẳng định, các nước Trung Đông - Bắc Phi mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ đối tác toàn diện, bền vững với Việt Nam. Bộ trưởng M. Áp-bu khẳng định, với những gì đã làm và đang làm, Việt Nam đã chứng minh cho bạn bè thế giới thấy nỗ lực bảo đảm sự phát triển dựa trên nguyên tắc cùng hợp tác.
Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài đề xuất tập trung vào việc khuyến nghị Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước Trung Đông - Bắc Phi tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao; hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài của doanh nghiệp; một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh bổ sung cho nhau, nhất là thương mại hàng hóa, năng lượng, khai khoáng và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng…; cải thiện hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, lao động, giáo dục - đào tạo, văn hóa và du lịch.
Trong bối cảnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở cả Đông Á và Trung Đông - Bắc Phi, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. Hai bên cần có những nỗ lực và quyết tâm thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao dòng đầu tư của các nước khu vực Trung Đông - Bắc Phi vào Việt Nam và ngược lại, như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau thông qua hợp tác và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại của hai nước; tạo cơ chế trao đổi thông tin định kỳ giữa các cấp tương ứng của hai bên về các thông tin kinh tế vĩ mô cũng như các thông tin khác về luật pháp, chính sách cơ hội đầu tư kinh doanh.
Thành công của Diễn đàn Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi./.
Kết quả ấn tượng
Đây là lần đầu tiên một sự kiện có quy mô lớn về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi được Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức. Lãnh đạo một số bộ, ngành, doanh nghiệp của Việt Nam, đại diện chính phủ các nước Trung Đông - Bắc Phi (An-giê-ri, Ai Cập, A-rập Xê-út, Ca-ta, Cô-oét, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), I-ran, I-rắc, Li-bi, Ma-rốc, Ô-man, Pa-le-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuy-ni-di và Xu-đăng); đại diện một số tổ chức quốc tế và khu vực; lãnh đạo các doanh nghiệp của một số nước Trung Đông - Bắc Phi... tham dự Diễn đàn.
Theo số liệu được đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tácTrung Đông - Bắc Phi, trong 10 năm
qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước khu vực
này tăng 878%, từ 889 triệu USD năm 2002 lên 7,4 tỷ USD năm 2012, trong
đó kim ngạch với một số đối tác đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm. Nhiều doanh
nghiệp khu vực này đang tích cực tham gia đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt
trong các lĩnh vực dầu khí, cảng biển, công nghiệp và bất động sản... |
Với 3 phiên thảo luận chính (Tổng quan về môi trường kinh doanh và đầu tư; Hợp tác năng lượng, thương mại và phát triển kết cấu hạ tầng; Hợp tác lao động, nông nghiệp và du lịch) và Tọa đàm về hợp tác lao động Việt Nam - Trung Đông - Bắc Phi, Diễn đàn lần này là dịp để Việt Nam giới thiệu với các nước Trung Đông - Bắc Phi chính sách phát triển kinh tế và các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời giúp các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu chính sách thương mại, đầu tư của các đối tác tại khu vực.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vượt qua khoảng cách về địa lý, Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống, cùng chia sẻ khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và phát triển, cùng giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: “Là một trong những sự kiện kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2013, Diễn đàn thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Đông - Bắc Phi vì sự phát triển và thịnh vượng chung. Diễn đàn mang đến cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đề xuất các định hướng, lĩnh vực hợp tác kinh tế ưu tiên, cũng như các biện pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi”.
Trong những năm qua, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực này không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 7,4 tỷ USD, tăng 878% so với 10 năm trước (năm 2002), trong đó kim ngạch với một số đối tác đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm. Đầu tư là một điểm sáng với những dự án lớn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Trung Đông, như khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Khách sạn Hạ Long Star, Cảng container Hiệp Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy thép tiền chế Zamil Steel...
Tập đoàn Mubadala Petroleum (UAE) đánh giá Việt Nam đang là thị trường quan trọng với nhiều cơ hội thăm dò khai thác dầu khí xa bờ hấp dẫn. Hiện Mubadala Petroleum đang có cổ phần tại Lô 04-2, Lô 07/02, và Lô 135&136/03. Đại sứ An-giê-ri tại Việt Nam, ông Sê-ríp Chi-khi (Chérif Chikhi) cũng đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Đại sứ cho biết, An-giê-ri là đất nước giàu tiềm năng, nhất là về khí đốt. Là một đất nước đang phát triển, An-giê-ri cũng có nhu cầu tiêu thụ năng lượng khí đốt rất lớn. Vì vậy, hai bên cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các dự án đầu tư ở khu vực, trong đó đáng chú ý là dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại An-giê-ri. Hiện Việt Nam đang có khoảng 26.000 lao động làm việc tại nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực.
Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác lao động: cùng với sự hiện diện của Trường trung học cơ sở Việt Nam - An-giê-ri tại Hà Nội từ năm 1985, các chương trình học bổng của Ai Cập, I-ran, Li-bi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ca-ta, Cô-oét, Ma-rốc,… dành cho sinh viên Việt Nam và của Việt Nam dành cho sinh viên Pa-le-xtin, I-ran, I-rắc,… trong những năm qua đã góp phần vào việc đào tạo hàng nghìn học sinh, sinh viên, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước, trở thành những sứ giả của tình hữu nghị, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Hơn 30 năm qua, hàng trăm nghìn lượt chuyên gia và người lao động Việt Nam đã đóng góp kiến thức và sức lao động của mình vào quá trình phát triển nhanh chóng của nhiều quốc gia Trung Đông - Bắc Phi, trở thành cầu nối của tình hữu nghị giữa hai bên. Hiện tại, trên 26.000 lao động Việt Nam vẫn đang có mặt tại nhiều dự án ở A-rập Xê-út (17.000 người), UAE (7.500 người), Li-bi (1.000 người). Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Li-bi Ra-dắc Gra-đi (Razak Grady) nói: “Li-bi đang trong quá trình thực hiện những chương trình phát triển, tái thiết đất nước và chúng tôi đang có rất nhiều cơ hội để hợp tác với Việt Nam, trong đó nổi bật là lĩnh vực lao động. Chúng tôi cũng biết Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nữa, vì vậy chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác giữa hai nước sẽ còn có những bước phát triển cao hơn nữa, chứ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực người lao động”. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập A-mét I-xman Áp-đen Mô-e-ti (Ahmed Ismail Abdel Moeti) cho rằng, nguồn lao động dồi dào của Việt Nam là một thế mạnh vô cùng lớn. “Vũ khí bí mật của Việt Nam là lực lượng lao động. Việt Nam đang trên đà phát triển và lực lượng lao động dồi dào sẽ là một thế mạnh vô cùng lớn”.
Trước những bước phát triển nhanh chóng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến mới trong chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động của nhiều hãng hàng không lớn trong khu vực như Qatar Airways, Turkish Airlines, Emirates Airlines, Etihad Airways...
Về hợp tác phát triển, trong những năm qua, Quỹ Phát triển kinh tế A-rập của Cô-oét, Quỹ Phát triển quốc tế OPEC (OFID) và Quỹ Phát triển A-rập Xê-út đã cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi trị giá trên 427 triệu USD cho 33 dự án phát triển hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục,… đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho một bộ phận nhân dân nhiều địa phương của Việt Nam.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của hai bên, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Chẳng hạn, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực tuy tăng nhanh, song mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 của Việt Nam. Trong khi đó, tổng khối lượng đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dòng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD ra nước ngoài hằng năm của các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi; số lượng lao động Việt Nam cũng chỉ chiếm chưa đến 0,3% tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Trung Đông - Bắc Phi.
Cơ hội rộng mở
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với tất cả các quốc gia trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi.
Việt Nam có 12 cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước Trung Đông - Bắc
Phi và 15 nước trong khu vực đã mở cơ quan đại diện tại Việt Nam. |
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã trở thành một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một quốc gia nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động, có nền kinh tế kết nối mạnh mẽ với nhiều thị trường lớn trong khu vực và quốc tế, Việt Nam là địa chỉ đầu tư hấp dẫn bởi có môi trường chính trị - xã hội ổn định, có thị trường tiềm năng và nguồn nhân công dồi dào có kỹ năng với dân số 90 triệu người. Việt Nam sẵn sàng là cửa ngõ để hàng hóa và dịch vụ của các nước Trung Đông - Bắc Phi tiếp cận thị trường các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, các nước Trung Đông - Bắc Phi có vị trí địa - chiến lược, địa - kinh tế quan trọng, có nguồn vốn dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới. Với dân số hơn 520 triệu người và nhiều nền kinh tế lớn, Trung Đông - Bắc Phi không chỉ là điểm đến quan trọng của hàng hóa, lao động và dịch vụ mà còn là thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng đặc trách Thương mại quốc tế Ma-rốc Mô-ha-mét Áp-bu (Mohamed Abbou) khẳng định, các nước Trung Đông - Bắc Phi mong muốn tăng cường và phát triển quan hệ đối tác toàn diện, bền vững với Việt Nam. Bộ trưởng M. Áp-bu khẳng định, với những gì đã làm và đang làm, Việt Nam đã chứng minh cho bạn bè thế giới thấy nỗ lực bảo đảm sự phát triển dựa trên nguyên tắc cùng hợp tác.
Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài đề xuất tập trung vào việc khuyến nghị Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước Trung Đông - Bắc Phi tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao; hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài của doanh nghiệp; một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh bổ sung cho nhau, nhất là thương mại hàng hóa, năng lượng, khai khoáng và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng…; cải thiện hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, lao động, giáo dục - đào tạo, văn hóa và du lịch.
Trong bối cảnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ ở cả Đông Á và Trung Đông - Bắc Phi, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. Hai bên cần có những nỗ lực và quyết tâm thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao dòng đầu tư của các nước khu vực Trung Đông - Bắc Phi vào Việt Nam và ngược lại, như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau thông qua hợp tác và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại của hai nước; tạo cơ chế trao đổi thông tin định kỳ giữa các cấp tương ứng của hai bên về các thông tin kinh tế vĩ mô cũng như các thông tin khác về luật pháp, chính sách cơ hội đầu tư kinh doanh.
Thành công của Diễn đàn Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu  (13/11/2013)
Quảng Ninh: Công tác tư tưởng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững  (13/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên