“Biển Đông thời gian tới tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc”
Thông tin trên được ông Quý đưa ra tại Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 5 “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực,” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ngày 11-11.
Về mặt tích cực, ông Quý cho rằng nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông đã cao hơn trước và cùng với nó là là sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, các nước liên quan trực tiếp và gián tiếp tới Biển Đông đều có điều chỉnh chính sách theo hướng kiềm chế, không xảy ra xung đột vì lợi ích của chính mình cũng vì lợi ích của cả cộng đồng khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các nước có thêm những cơ chế hợp tác song phương, đa phương. Có những cơ chế hợp tác bắt đầu phát huy tác dụng trong việc kiềm chế xung đột, xử lý các vấn đề nảy sinh.
Về mặt thiếu tích cực chính là việc một số bên liên quan theo đuổi các lợi ích trước mắt của mình ở Biển Đông, chưa tính đến đầy đủ lợi ích lâu dài và rộng lớn hơn của chính mình và các nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Hiện nay vẫn tồn tại sự khác nhau về cách diễn giải và áp dụng luật quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về luật biển 1982. Rồi sự chần chừ, thiếu quyết tâm trong việc xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả hơn trong quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông.
Lãnh đạo Học viện Ngoại giao cũng thẳng thắn cho rằng, 5 năm tới Biển Đông tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc và là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới.
“Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã xuất hiện và gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Cùng với những mặt chưa tích cực trong 5 năm qua, những xu hướng này sẽ làm cho tình hình Biển Đông có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ khả năng bùng nổ xung đột vũ trang,” ông Quý nhấn mạnh.
Do đó, ông Quý cho rằng các nhà nghiên cứu cố vấn chính sách phải nỗ lực và sáng tạo hơn để công chúng quan tâm hơn nữa tới Biển Đông. Lãnh đạo các nước cần tính toán kỹ hơn lợi ích trước khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông, thiết lập các cơ chế kiểm soát hiệu quả tranh chấp, ngăn ngừa xung đột./.
Hơn 200 học giả tham gia hội thảo Biển Đông
Hội thảo khoa học Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức từ ngày 11 đến 12-11 tại Hà Nội thu hút sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các học giả, chuyên gia, quan chức chính phủ trong nước và quốc tế. Có tất cả 9 phiên họp tại Hội thảo, tập trung vào các chủ đề như những diễn biến gần đây ở Biển Đông; ASEAN và Biển Đông; Luật quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và Biển Đông; Những diễn biến pháp lý gần đầy và Biển Đông; Đánh giá tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và việc thực thi DOC… |
Chủ tịch nước tiếp đại biểu dự Đại hội Quảng cáo  (12/11/2013)
Cho ý kiến dự án Luật Xây dựng, Bảo vệ môi trường  (12/11/2013)
Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc  (12/11/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-11-2013  (12/11/2013)
Festival Huế 2014 sẽ diễn ra từ 12 đến 20-04-2014  (12/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên