Việt Nam dự Hội nghị Ngoại trưởng khối Pháp ngữ
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao khối Pháp ngữ lần thứ 29 (CMF) đã diễn ra trong hai ngày 07 và 08-11 tại Paris (Pháp), với sự tham dự của 57 nước thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và 20 nước quan sát viên. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện quốc gia bên cạnh tổ chức OIF, đã tham dự Hội nghị.
Hội nghị CMF lần này diễn ra trong năm bản lề giữa hai kỳ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Hội nghị đã kiểm điểm một năm triển khai các quyết định của Hội nghị cấp cao lần thứ 14 được tổ chức tháng 10-2012 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đồng thời chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao lần thứ 15 diễn ra tại Senegal tháng 11-2014. Theo Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Ngọc Sơn, nhiều nội dung quan trọng đã được bàn thảo và quyết định tại Hội nghị.
Về an ninh - chính trị, các nước Pháp ngữ đã thảo luận về tình hình tại một số nước đang có khủng hoảng hoặc đang trong giai đoạn thoát ra khỏi khủng hoảng như Mali, Madagascar, Ai Cập, Guinea, đồng thời đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của OIF trong việc hỗ trợ các nước thành viên thoát khỏi các tình hình khó khăn hiện nay. Hội nghị cũng đã cực lực lên án hành động sát hại hai nhà báo Pháp tại Mali.
Về hợp tác, Hội nghị nghe báo cáo về tình hình triển khai các chương trình hợp tác của Pháp ngữ, thảo luận về việc chuẩn bị các văn kiện định hướng quan trọng của OIF sẽ được Hội nghị cấp cao Dakar thông qua vào cuối năm 2014. Đặc biệt, các nước khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ.
Về ngân sách, tài chính, Hội nghị đã thông qua ngân sách hoạt động của OIF trên 75 triệu ơ-rô cho năm 2014, với phần dành cho các chương trình hợp tác chiếm hơn 54% ngân sách. Ngoài ra, cũng tại Hội nghị lần này, Cộng hòa Dân chủ Congo đã trao lại chức Chủ tịch CMF cho Senegal, nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao 15.
Về sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị này, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, đến nay, trong khối Pháp ngữ, Việt Nam luôn được đánh giá là thành viên tích cực và có trách nhiệm. Tham gia Hội nghị lần này, Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp thực chất vào các vấn đề quan trọng của Hội nghị. Cụ thể như sau về an ninh - chính trị, Việt Nam khẳng định sự ủng hộ của mình đối với những nỗ lực của OIF trong việc xây dựng hòa bình, phòng ngừa và giải quyết xung đột, thoát khỏi khủng hoảng trong không gian Pháp ngữ.
Việt Nam kêu gọi cần giải quyết gốc rễ của khủng hoảng, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn định lâu dài tại các nước liên quan. Về hợp tác, Việt Nam đã chủ động và tích cực đóng góp vào việc xây dựng các văn kiện quan trọng định hướng hoạt động hợp tác Pháp ngữ trong suốt quá trình soạn thảo đã được bắt đầu từ một năm qua.
Tại Hội nghị lần này, Việt Nam cùng nhiều nước bảo vệ quan điểm về việc cần duy trì sự cân bằng giữa các lĩnh vực ưu tiên của Pháp ngữ. Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhưng cho tới nay vẫn chưa được Pháp ngữ giành sự quan tâm và nguồn lực phù hợp. Dự kiến vào đầu năm 2014, Việt Nam sẽ phối hợp với OIF tổ chức một hội thảo khu vực về hợp tác kinh tế, trong đó có hợp tác ba bên, nhằm đóng góp cho việc xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ.
Về mặt ngân sách, trong bối cảnh Pháp ngữ đang gặp một số khó khăn về ngân sách, Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm thông qua việc luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình. Hơn thế nữa, tại Hội nghị, Việt Nam đã chính thức thông báo ngoài khoản đóng góp niên liễm bắt buộc, Việt Nam sẽ có đóng góp tự nguyện cho Pháp ngữ bắt đầu từ năm 2014, được các nước và OIF đã đánh giá cao.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho biết quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OIF ngày càng được củng cố và phát triển tích cực. Lãnh đạo OIF và các nước Pháp ngữ hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò “tiên phong” của Việt Nam trong phong trào Pháp ngữ, đặc biệt là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những năm gần đây, Tổng Thư ký Pháp ngữ và các quan chức cấp cao của OIF liên tiếp thăm Việt Nam, cụ thể là Tổng Giám đốc OIF Clément Duhaime thăm Việt Nam năm 2012, Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký OIF ông Ousmane Paye thăm Việt Nam năm 2013 và Tổng Thư ký Pháp ngữ Abdou Diouf sẽ thăm Việt Nam năm 2014.
Trong tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam cũng như khi phát biểu tại các diễn đàn, Tổng Thư ký Pháp ngữ, ông Abou Diouf luôn đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam đã đạt được, đề cao uy tín của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa OIF - ASEAN. Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác giữa hai bên được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay Việt Nam đang triển khai nhiều dự án thúc đẩy tiếng Pháp do OIF tài trợ như Đào tạo tăng cường nghiệp vụ cho giáo viên giảng dạy tiếng Pháp (CREFAP); tăng cường tiếng Pháp ở khu vực Đông Nam Á (VALOFRASE); Thành lập Nhà Tri thức Pháp ngữ tại Huế; đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ ngoại giao và công chức Việt Nam.
Trong thời gian tới, Việt Nam và OIF sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hai dự án quan trọng như thành lập Trung tâm nghiên cứu về Pháp ngữ và châu Phi (CECOFAP) đặt tại Việt Nam và tổ chức Hội nghị quốc tế về hợp tác ba bên tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong Pháp ngữ.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho biết, với chủ trương thúc đẩy đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh giảng dạy tiếng Pháp, thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam tiếp tục duy trì các chương trình hợp tác song phương với Pháp, Bỉ, vùng Wallonie - Bruxelles, chính quyền vùng Québec và với Cộng đồng Pháp ngữ (Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF,...) nhằm thúc đẩy ngôn ngữ, bảo đảm duy trì giảng dạy tiếng Pháp có hiệu quả và lâu dài ở Việt Nam./.
Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với Antigua và Barbuda  (09/11/2013)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về siêu bão số 14  (09/11/2013)
Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp  (09/11/2013)
Tổ chức trọng thể Lễ tang Thượng tướng Trần Văn Quang  (09/11/2013)
Xây dựng nông thôn mới ở Cà Mau: Cần những giải pháp mang tính đột phá  (08/11/2013)
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Hà Nội  (08/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên