Việt Nam dự Hội nghị Giải trừ quân bị tại Thụy Sĩ
Phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội nghị Giải trừ quân bị ngày 26-2, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh với tư cách là thành viên tích cực của Hội nghị Giải trừ quân bị và là một trong các vị chủ tịch trong năm 2009, Việt Nam ủng hộ hoàn toàn và luôn đóng góp vào những công việc của Hội nghị.
Việt Nam lần đầu tiên tham gia các cuộc họp của Hội nghị năm 1993 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1996. Hiện nay, Hội nghị Giải trừ quân bị có 67 quốc gia thành viên, đại diện hầu hết các khu vực, các nhóm nước với nhiều trình độ phát triển khác nhau.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam luôn nhận thức được những thách thức đặt ra cho Hội nghị Giải trừ quân bị trong việc tái khẳng định vai trò và niềm tin, chia sẻ những mối lo và lợi ích chung của các nước thành viên khác.
Với việc Hội nghị Giải trừ quân bị thông qua chương trình nghị sự năm 2013, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tin rằng, việc sớm thông qua và thực thi một chương trình làm việc toàn diện và cân bằng là cách thức duy nhất để phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay.
Hội nghị Giải trừ quân bị có quan hệ đặc biệt với Liên hợp quốc và việc thành lập Hội nghị là kết quả của Khóa họp đặc biệt lần thứ nhất của Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Các diễn đàn tiền thân của Hội nghị đã thương lượng các điều ước quốc tế đa phương lớn về giải trừ quân bị như: Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT); Công ước Cấm sử dụng kỹ thuật làm thay đổi môi trường vào mục đích quân sự hoặc thù địch; Công ước Cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học độc hại và việc phá hủy chúng (BWC): Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và việc phá hủy chúng (CWC); Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).
Bên cạnh phiên họp cấp cao ngày 26-2, tại Hội nghị Giải trừ quân bị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh còn có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Monaco José Badia, Thứ trưởng Ngoại giao Croatia Josko Klisovic, Bộ trưởng Tư pháp Ruanda Tharcisse Karugarama... nhằm góp phần tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau.
Hội nghị Giải trừ quân bị là diễn đàn đa phương toàn cầu duy nhất để thương lượng về giải trừ quân bị được ra đời từ năm 1979. Hoạt động của Hội nghị rất đa dạng, từ nghiên cứu, hợp tác với các chuyên gia hoặc tổ chức khác, thảo luận để trao đổi quan điểm và tiến hành thương lượng./.
“Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam phát triển”  (27/02/2013)
Công điện khẩn về phòng chống cháy rừng  (27/02/2013)
Lợi ích mới ở thời kỳ mới  (27/02/2013)
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
Góp ý về điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (27/02/2013)
Nga củng cố vị thế cường quốc xuất khẩu vũ khí  (27/02/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm