Nga củng cố vị thế cường quốc xuất khẩu vũ khí
Tổng thống Nga V. Putin vào giữa tháng 12-2012 đánh giá xuất khẩu vũ khí của Nga năm 2012 đạt mức kỷ lục, khoảng 14 tỷ USD. Còn theo dữ liệu của Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự, năm 2011, xuất khẩu vũ khí của Nga đạt mức 13,2 tỷ USD, trong đó, 10,7 tỷ USD là doanh thu của riêng Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga (Rocoboronoexport - Tập đoàn độc quyền xuất khẩu vũ khí Nga ra thị trường thế giới).
Rocoboronoexport hiện cung cấp vũ khí, trang thiết bị quân sự cho hơn 70 quốc gia trên thế giới. Thiết bị không lực chiếm 50% số lượng các lô hàng. Đối tác lớn nhất trên thị trường vũ khí của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc, Vê-nê-du-ê-la, Ma-lai-xi-a, Algeria và Syria. Vốn đầu tư kinh doanh của Rosoboronexport trong năm 2010 ước tính lên tới trên 34 tỷ USD.
Theo AFP, dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn từ năm 2005 - 2009, Nga chiếm lĩnh 24% thị trường vũ khí thế giới, trong khi đó tỷ lệ này của Mỹ cao hơn, là 30%. Hãng tin RIA Novosti cho biết: Đức, Pháp và Anh hiện đang theo sau Nga trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí thông thường lớn nhất thế giới.
Ông A-na-tô-li-a I-xai-kin, Tổng Giám đốc Rocoboronoexport tại cuộc họp báo ngày 6-02-2013 tại Mát-xcơ-va nhận định rằng thị trường lớn nhất cho xuất khẩu vũ khí Nga tiếp tục là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm tới 43% tổng xuất khẩu vũ khí Nga trong năm 2012 (trong giai đoạn 2005 - 2009 là 41%); tiếp theo là các nước Trung cận Đông: 23%; các nước Mỹ La tinh: 18%; các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): 12%; các nước châu Phi nam Xa-ha-ra: 1%. Những đối tác nhập khẩu vũ khí truyền thống của Nga trong năm 2012 tiếp tục là Ấn Độ, Trung Quốc, Vê-nê-du-ê-la, Việt Nam,… Lượng vũ khí được bán cho các quốc gia Nam Mỹ giai đoạn 2005 - 2009 tăng 50% so với giai đoạn trước đó.
Trong năm 2012, lần đầu tiên trong những năm gần đây, Gha-na và Ba Lan mua lại vũ khí của Nga. Lượng vũ khí nhập khẩu của In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a và Singapore giai đoạn 2000 - 2004 tăng 146%; giai đoạn 2005 - 2009, tỷ lệ này đã tăng 722%. Trong tương lai, giới xuất khẩu vũ khí Nga đang rất mong đợi mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự với In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Bra-xin, cùng với đó là mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nga sang các thị trường này.
Tổng kết năm 2012, xuất khẩu vũ khí của riêng Rocoboronoexport đạt 12,9 tỷ USD; ký kết các hợp đồng cung cấp vũ khí mới với tổng giá trị 17,6 tỷ USD, nâng tổng các hợp đồng đặt hàng hiện nay lên con số 37,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu vũ khí của Nga cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và không phải không có những thất bại. Điển hình là trường hợp đàm phán về hợp đồng cung cấp 126 máy bay phản lực đa chức năng cho Ấn Độ với tổng trị giá hơn 10 tỷ USD. “Vấn đề chủ yếu mà chúng tôi vấp phải đó là các loại vũ khí này không có trong trang bị của quân đội Nga, trong khi đó, đây lại là một trong những yêu cầu của Chính phủ Ấn Độ đối với các bên tham gia cạnh tranh hợp đồng cung cấp”, ông A. I-xai-kin giải thích.
Rosoboronexport cung cấp vũ khí cho quân đội Mali, giúp Chính phủ Mali, với sự trợ giúp của quân đội Pháp và một số nước châu Phi tấn công quân nổi dậy ở phía Bắc đất nước, đồng thời đang đàm phán về các hợp đồng cung cấp vũ khí mới.
"Chúng tôi đã cung cấp vũ khí… Đó là nguồn cung cấp hoàn toàn hợp pháp. Hiện đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp các lô bổ sung, với số lượng nhỏ". - Tổng Giám đốc Rosoboronexport A-na-tô-li-a I-xai-kin cho biết.
Chuyên gia Nga không nêu con số xuất khẩu cụ thể, nhưng nói rằng điều đó do “quân đội Mali đang đấu tranh với các lực lượng chống chính phủ” quyết định.
Về thông tin trên các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng vũ khí của Nga bán cho Xy-ri được Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát sử dụng trong cuộc nội chiến, trong đó có sử dụng chống lại dân thường, ông A. I-xai-kin khẳng định Nga không cung cấp các loại vũ khí tấn công cho Chính phủ Xy-ri. Nga không bán máy bay trực thăng và phản lực chiến đấu cho Xy-ri. Cả tổ hợp tên lửa Ixcander cũng vậy. Con số 1 tỷ USD khối lượng vũ khí cũng là thổi phồng. Xét về quy mô, Xy-ri chỉ đứng thứ 13 - 14 trong số các nước nhập khẩu vũ khí của Nga.
“Nga cung cấp cho Xy-ri một số loại vũ khí nhất định, bởi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không có nghị quyết nào trừng phạt chế độ của Tổng thống Ba-xa An Át-xát trong lĩnh vực này” - A. I-xai-kin giải thích. Đó là các hệ thống phòng không, phương tiện kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng. Không hề có máy bay trực thăng và phản lực bán cho Xy-ri. Quả thực, Nga có hợp đồng cung cấp máy bay luyện tập Iak-130 cho Đa-mát, nhưng chưa có máy bay nào đến Xy-ri./.
Phiên họp thứ 15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú  (26/02/2013)
Hội An nhận giải thành phố được yêu thích nhất  (26/02/2013)
Thế giới vẫn phải đối mặt với các thách thức phức tạp về nhân quyền  (26/02/2013)
Kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Australia  (26/02/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm