Thành phố Hồ Chí Minh phải làm nòng cốt duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội
Ngày 27-12, tại Thành phố Hồ Chí Minh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì giao ban giữa Chính phủ, một số Bộ, ngành với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, kết quả triển khai thực hiện kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 278 và 110/TB-VPCP và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì giao ban
giữa Chính phủ, một số Bộ, ngành với lãnh đạo chủ chốt
Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Chinhphu.vn |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết: Năm 2008, GDP trên địa bàn Thành phố ước đạt hơn 289.550 tỉ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu lĩnh vực dịch vụ tăng 12,4%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%; nông nghiệp tăng 1,5%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 40,55 tỉ USD. Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 277.800 lao động; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 0,6%. Trong năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% .
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm. Thủ tướng khẳng định, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của Thành phố Hồ Chí Minh khá toàn diện. Việc giữ vững ổn định kinh tế của Thành phố đã góp phần vào việc ổn định nền kinh tế chung của đất nước.
Năm 2009, đất nước vẫn phải tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn, lạm phát sẽ đi liền với suy giảm kinh tế. Thủ tướng yêu cầu, mục tiêu trọng tâm đặt ra đối với Thành phố Hồ Chí Minh là phải làm nòng cốt, giữ vai trò đầu tàu trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Thành phố phải quán triệt, cụ thể hóa 5 nhóm giải pháp mà Chính phủ đã đề ra; có những biện pháp linh động, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để duy trì sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Năm 2009, việc ngăn chặn tình hình suy giảm kinh tế của đất nước ở mức độ nào, phụ thuộc rất lớn vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng vấn đề quá tải hạ tầng đô thị hiện nay, Thủ tướng đề nghị, cùng với việc Chính phủ thực hiện các giải pháp như di dời cảng..., Thành phố Hồ Chí Minh cần có các kiến nghị, đề xuất phương án cụ thể, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương./.
Chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Sóc Trăng  (28/12/2008)
Chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Sóc Trăng  (28/12/2008)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 24 (12-2008)  (28/12/2008)
Đắc Lắc phát triển cà phê theo hướng bền vững  (28/12/2008)
Đắc Lắc phát triển cà phê theo hướng bền vững  (28/12/2008)
CPI tháng 12 giảm khiến CPI cả năm chỉ ở mức 19,89%  (27/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay