311 đại biểu thanh niên Đông Nam Á đến Việt Nam
Youth Program – SSEAYP) với 311 đại biểu thanh niên từ 11 quốc gia đã cập cảng Sài Gòn, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 4 ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (từ 26 đến 29-11-2008).
Hơn 500 thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia lễ đón tàu tại cầu cảng Sài Gòn. Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam Nguyễn Việt Phát trong phát biểu chào đón các đại biểu đã đề nghị thanh niên các quốc gia Đông Nam Á “cùng nhau trao đổi, học hỏi, làm giàu thêm kiến thức và kinh nghiệm trong những ngày ở Việt Nam”. Ông cũng giới thiệu về Việt Nam - quốc gia của hòa bình, hữu nghị và sự mến khách, tin tưởng chặng dừng chân 4 ngày của SSEAYP tại đây sẽ là cơ hội khám phá nhiều điều hữu ích về đất nước, con người cũng như những thành tựu mọi mặt của Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập.
Lãnh đạo Chương trình SSEAYP Tát-su-si Ni-si-da-oa đã trân trọng nhắc tới cụ Phan Bội Châu - nhà cách mạng trong phong trào chống thực dân Pháp, người khởi xướng phong trào Đông Du cùng những ảnh hưởng tinh thần to lớn của bậc chí sĩ này đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam. Ông hài lòng vì SSEAYP đã gắn kết Nhật Bản với các quốc gia Đông Nam Á cũng như các quốc gia này với nhau, tạo sự thông hiểu trong thanh niên - những người sẽ trở thành thế hệ nhà lãnh đạo tương lai của các quốc gia Đông Nam Á.
Đại diện Ban điều hành Đoàn Việt Nam Trịnh Lê Anh cho biết, chuyến thăm đã mang lại cho 27 thành viên Việt Nam “những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa và tinh thần của các quốc gia trong khu vực”, giúp họ học hỏi giá trị tốt đẹp từ những khác biệt cũng như khám phá nhiều điểm tương đồng giữa các quốc gia. Một trong những chủ đề quan trọng được thảo luận tại các diễn đàn trong suốt hành trình của SSEAYP về thái độ và trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và cộng đồng đã “đạt được nhiều điểm chung quan trọng”. Những sáng kiến đưa ra tại đây sẽ được các thành viên SSEAYP biến thành các dự án cụ thể, giải quyết những vấn đề đặt ra ở mỗi quốc gia. Đoàn Việt Nam đã tổ chức một chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống và thi Miss Áo dài ấn tượng trên tàu, thu hút hầu hết các thành viên SSEAYP tham gia.
Trong chương trình “Home stay” tại Việt Nam, các đại biểu thanh niên sẽ về sống cùng 150 gia đình tại 9 quận của Thành phố Hồ Chí Minh, khám phá nếp sống của cư dân địa phương, tham gia các hoạt động văn hóa, giao lưu và phúc lợi cộng đồng. Đêm 26-11, chương trình giao lưu văn hóa giữa các thanh niên các quốc gia tham gia SSEAYP diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là lần thứ 9 và cũng là chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của tàu Nippon Maru - con tàu nổi tiếng của Nhật Bản đã theo Chương trình giao lưu thanh niên Đông Nam Á trong suốt 34 năm kể từ khi bắt đầu chương trình (năm 1974). Năm tới, tàu Fuji Maru sẽ đảm nhận việc phục vụ cho Chương trình./.
Đắc Nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững  (27/11/2008)
Làm gì để biến thách thức thành cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam?  (27/11/2008)
Đoàn cán bộ Tạp chí A Lun May kết thúc chuyên thăm và khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại Việt Nam  (26/11/2008)
Về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”  (26/11/2008)
Tuyên dương “Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”  (26/11/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển