HĐND thành phố Hà Nội thông qua 5 nghị quyết quan trọng
Ngày 9-12, sau khi thảo luận tại Hội trường, kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII đã thông qua 5 Nghị quyết quan trọng của năm 2009 gồm: Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thành phố; Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội; Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể tại xã, phường, thị trấn; Nghị quyết về mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố; Nghị quyết về mức phụ cấp đối với một số chức danh chuyên ngành đặc thù tại xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố.
Trước những thách thức khó khăn gay gắt trong năm 2009 như thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, nguy cơ thiếu điện, cắt điện luân phiên, đặc biệt diễn biến phức tạp của suy thoái kinh tế thế giới, Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố xác định các chỉ tiêu kinh tế đều thấp hơn so với mức đạt được năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP được ấn định tăng 9,5-10,0%; chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ ở mức 20%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng đạt được trong năm 2008 so với năm 2007 (35,5%). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về xã hội như tỷ lệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ sử dụng nước sạch, tỷ lệ thu gom rác... đều được xác định theo hướng tiến bộ đáng kể so với năm 2008.
Để thực hiện thành công được các chỉ tiêu này, Thành phố đã đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó chú trọng việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các giải pháp kinh tế của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế... Thành phố cũng sẽ tập trung vào công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, cải thiện chất lượng môi trường.
Theo Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Thành phố, tổng biên chế của các đơn vị Thành phố là 123.182, trong đó khối hành chính chiếm 21.361 biên chế, còn lại là khối sự nghiệp với 101.821 biên chế. Về khối hành chính, biên chế các Sở, ban, ngành và tương đương giữ nguyên so với số được giao của năm 2008 là 4.035 biên chế; còn biên chế UBND quận, huyện và thành phố trực thuộc tăng so với số được giao của năm 2008 là 236 biên chế, được bổ sung cho UBND các huyện, thành phố trực thuộc Hà Tây (cũ) và UBND huyện Mê Linh để thực hiện các nhiệm vụ sau hợp nhất. Ngoài 7 giải pháp do UBND Thành phố trình, các đại biểu HĐND Thành phố đã thống nhất bổ sung 2 giải pháp thực hiện công tác này trong năm 2009. Đó là không bổ sung thêm biên chế ở các Sở, ngành, ngược lại phải có lộ trình giảm biên chế hành chính sự nghiệp ở các đơn vị này; và khi cán bộ ở các sở ngành luân chuyển về các quận, huyện và cán bộ về hưu ở các sở ngành thì không được bổ sung biên chế.
Trên cơ sở tờ trình của UBND Thành phố, HĐND Thành phố đã quyết nghị mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho UB MTTQ, các tổ chức Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên cấp xã, phường, thị trấn với mức từ 20-24 triệu đồng/1đoàn thể/năm theo phân loại đơn vị hành chính (loại 1 là 24 triệu đồng/năm, loại 2 là 22 triệu đồng và loại 3 là 20 triệu đồng). Số kinh phí trên ngoài việc sử dụng cho hoạt động còn được chi phụ cấp cho Trưởng Ban công tác MTTQ và Trưởng các đoàn thể tại thôn, tổ dân phố hoặc khu dân cư. Với phương án này, tổng kinh phí hỗ trợ UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên toàn thành phố là 77 tỉ 190 triệu đồng (tăng 29 tỉ 761 triệu đồng/năm so với kinh phí hiện nay). Tất cả nguồn kinh phí trên được cân đối hằng năm trong dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn và được thực hiện từ ngày 1-1-2009.
Về Quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, được áp dụng đối với 20 chức danh gồm 11.183 người. Tổng kinh phí thực hiện phụ cấp của các đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là 168 tỉ 77 triệu đồng/năm (tăng 47 tỉ 915 triệu đồng/năm so với kinh phí hiện nay) và được cân đối trong dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm và những chế độ chính sách trên thực hiện từ 1-1-2009.
Theo tờ trình của UBND thành phố về việc quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với một số cán bộ chuyên ngành đặc thù tại xã, phường, thị trấn, thôn, bản được các đại biểu HĐND thành phố thông qua gồm có 5 chức danh được hưởng. Đó là cán bộ thú y cấp xã; cán bộ thú y thôn, bản; cán bộ y tế thôn, bản; cán bộ khuyến nông cấp xã và kỹ thuật viên bảo vệ thực vật ở xã, phường, thị trấn (nơi có sản xuất nông nghiệp). Tổng kinh phí thực hiện phụ cấp đối với một số cán bộ chuyên ngành đặc thù trên toàn thành phố Hà Nội một năm là 20 tỉ 974 triệu đông, tăng so với kinh phí hiện nay là 5 tỉ 170 triệu đồng. Nguồn kinh phí này được cân đối trong dự toán ngân sách xã, phường thị trấn hàng năm và được thực hiện từ ngày 1-1-2009./.
Tổng đàn gia cầm tăng 10% so cùng kỳ năm trước  (10/12/2008)
Cách mạng xanh và những hệ lụy  (10/12/2008)
Bảo vệ môi trường đồng bằng sông Cửu Long  (10/12/2008)
Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay  (09/12/2008)
Để giữ vững những nguyên tắc xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh  (09/12/2008)
Những thách thức trong bảo vệ môi trường  (09/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX