Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông
TCCS - Để khắc phục ngay các tồn tại của 9 tháng năm 2020 và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý IV-2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thành viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính từ ngày 15-12-2019 đến 14-10-2020, toàn quốc xảy ra 11.653 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.456 người, bị thương 8.630 người. So với 10 tháng của năm 2019, tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chi khi số vụ tai nạn giảm 2.598 vụ (giảm 18,2%), số người chết giảm 862 người (giảm 13,6%), số người bị thương giảm 2.243 người (giảm 20,6%). Chỉ tính riêng tháng 10-2020 (từ ngày 15-9-2020 đến 14-10-2020), cả nước xảy ra 1.299 vụ, làm chết 580 người và làm bị thương 1.021 người. So với tháng cùng kỳ năm 2019 giảm 277 vụ (giảm 17,5%), giảm 79 người chết (giảm 11,9%), giảm 233 người bị thương (giảm 18,5%)./.
Tập trung bảo đảm trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm
Theo Công văn 1467/TTg-CN triển khai bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý IV năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Kế hoạch năm an toàn giao thông 2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg, ngày 19-1-2018, của Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tham mưu để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với hành vi làm giả và các hành vi vi phạm về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chính sách bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trọng tâm là hoàn thiện dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) theo ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Đề án “Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050” bảo đảm tiến độ, chất lượng; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định xử phạt đối với chủ phương tiện và người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có lỗi để người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiếp tục triển khai kế hoạch bảo trì, bảo đảm an toàn giao thông hệ thống công trình kết cấu hạ tầng giao thông, chủ động đánh giá, xác định và khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh cũng như các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; ưu tiên cao nhất nguồn lực để bảo đảm giao thông và khắc phục hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra.
Bộ Công an tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; trọng tâm là dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ để trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ mười, đồng thời xây dựng báo cáo đánh giá tác động của những đề xuất mới, được dư luận xã hội quan tâm trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đánh giá đầy đủ, toàn diện hiệu quả về kinh tế - xã hội của việc đề xuất chuyển công tác quản lý giấy phép lái xe từ ngành giao thông vận tải sang ngành công an.
Tiếp tục chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông duy trì thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là vi phạm về ma tuý, nồng độ cồn, tốc độ, vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; cương quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép; trấn áp hiệu quả các hành vi chống người thi hành công vụ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông, ngoài việc xác định nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, phải quan tâm xác minh làm rõ nguyên nhân sâu xa (hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn...), điều kiện dẫn đến tai nạn giao thông và xác định lỗi của tập thể, cá nhân trong các vụ tai nạn để phục vụ công tác phòng ngừa và xử lý vụ tai nạn được chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông
Các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, tổ dân phố. Tập trung tuyên truyền, vận động thực hiện chủ đề “Đã uống rượu, bia, không lái xe” trong nhân dân, trong đó hướng vào các đối tượng có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, như lái xe khách, người điều khiển xe mô tô, thanh thiếu niên trên địa bàn nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, phân phối, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy trên thị trường nội địa.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành giao thông vận tải địa phương tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấp phép lái xe; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ làm gờ giảm tốc, biển cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ tại nút giao giữa đường nhánh ra các đường chính và trước điểm giao cắt với đường sắt.
Chỉ đạo công an tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy khi lái xe ban đêm và vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện và các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn./.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn giao thông  (03/11/2020)
Tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực  (03/11/2020)
Giao thông đô thị Việt Nam - những gam màu sáng - tối  (18/09/2020)
Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong học đường  (30/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay