Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn giao thông
TCCS - Qua phân tích các vụ tai nạn giao thông cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ va chạm và tai nạn giao thông. Trước thực trạng này, từ nhiều năm nay các cấp, ngành chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân.
Thiết lập giao thông sau ảnh hưởng của COVID-19
Sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được đẩy lùi, hoạt động giao thông vận tải, mật độ phương tiện và nhu cầu giao thông đang gia tăng dần trở lại như trước khi có dịch, nên tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp trở lại. Để dần thiết lập trạng thái bình thường mới về trật tự an toàn giao thông trong xã hội với việc Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đang dần đi vào đời sống, giúp kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình các diễn đàn trên mạng xã hội tăng cường quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát tốt, vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi toàn xã hội thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa tiếp tục phòng, chống dịch bệnh hiệu quả đồng thời tập trung phát triển kinh tế - xã hội.
Các cơ quan, đơn vị truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền nội dung, ý nghĩa nhân văn của những quy định liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30-12-2019, của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17-1-2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Cùng với đó, cần cảnh báo về những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện, nhất là của người điều khiển ô tô tham gia giao thông cùng với các đối tượng tham gia giao thông yếu thế hơn (mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe thô sơ, người đi bộ). Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện những hành động thiết thực để bảo đảm an toàn giao thông, như đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thủy gia dụng.
Mặt khác, cần phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến gắn với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông cũng như trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Toàn xã hội chung tay đẩy lùi tai nạn giao thông
Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và được vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Để từng bước kéo giảm tai nạn giao thông. Thời gian qua, hầu hết các tổ chức đoàn thể đã chủ động phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các địa phương để triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp trọng tâm.
Chương trình phối hợp thực hiện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong những năm qua của nhiều tổ chức, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam... đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp hội, cán bộ, hội viên, đoàn viên trong việc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. Nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều mô hình tốt trong tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đã được xây dựng.
Theo đồng chí Khuất Việt Hùng, để giải quyết vấn đề trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác xây dựng và thực thi tốt các quy định pháp luật. Để xây dựng pháp luật cho tốt thì công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật có tính chất như vấn đề then chốt, vì nếu chúng ta có quy định pháp luật tốt nhưng người dân không biết thì cũng không có cách nào để yêu cầu người dân thực thi. Ngoài ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, mọi đảng viên, công chức, các tổ chức đoàn thể đều phải nắm rõ quy định pháp luật thì mới thực hiện tốt, mới hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, trước hết là cho các đồng nghiệp, đồng chí, người thân, những người xung quanh mình
Hằng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và toàn xã hội. Để giải quyết thực trạng này, hàng loạt giải pháp về an toàn giao thông đã được đề ra. Theo đó, việc cấp bách nhất hiện nay là để triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cần có sự chung tay, chung sức, vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức đoàn thể và của cả cộng đồng./
Tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực  (03/11/2020)
Giao thông đô thị Việt Nam - những gam màu sáng - tối  (18/09/2020)
Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong học đường  (30/12/2019)
An toàn giao thông không chỉ của riêng ai  (30/12/2019)
An toàn giao thông ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp cần triển khai  (29/12/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp