Hà Nội đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng để sớm trở lại trạng thái bình thường mới
TCCS - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng, cùng 10 tỉnh, thành phố phía Bắc hỗ trợ cho Hà Nội đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng để sớm trở lại trạng thái bình thường mới.
Hà Nội đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc
Ngày 10-9-2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng lãnh đạo Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tham gia đoàn kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kiểm tra thực tế các điểm tiêm ở quận Ba Đình và Long Biên, đoàn kiểm tra công tác khám sàng lọc, thực hiện xét nghiệm nhanh người đến tiêm cũng như công tác nhập dữ liệu sau tiêm.
Tại điểm tiêm chủng cho người dân phường Văn Miếu ở Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) tất cả người đến tiêm đều được xét nghiệm nhanh COVID-19, khám sàng lọc kỹ trước khi vào tiêm. Tại điểm tiêm trường Tiểu học phường Phúc Lợi, quận Long Biên được thực hiện tiêm 3 ca với 4 dây chuyền tiêm. Trong ngày 9-9-2021, tại điểm này đã tiêm cho trên 1.600 người.
Dự kiến trong 5 ngày từ 9 - 13-9-2021, điểm tiêm Trường Tiểu học Phúc Lợi sẽ tiêm cho khoảng 7.000 người. Ngoài ra, trên địa bàn phường Phúc Lợi còn có điểm tiêm tại Trạm Y tế phường với 2 dây chuyền tiêm do lực lượng y tế phường đảm nhiệm.
Báo cáo với đoàn kiểm tra, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Hà Nội đã thực hiện việc linh hoạt điều chuyển vaccine đã phân bổ cho các quận, huyện sang địa bàn khác để bảo đảm kế hoạch tiêm chủng. Đồng thời thành phố cũng yêu cầu các điểm tiêm tổ chức tiêm 3 ca.
Đoàn kiểm tra đánh giá việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội khá tốt và tương đối nhanh, bài bản. Trong thời gian rất ngắn công suất tiêm của Hà Nội đã đạt hơn 300.000 mũi tiêm/ngày.
“Đây là công suất cao nhất từ trước đến nay. Một số phường của Thủ đô đã đặt ra mục tiêu đến ngày 12-9 tiêm cho 100% người dân trên 18 tuổi. Chúng tôi cho rằng mục tiêu này rất khả quan đối với một số phường. Theo kế hoạch, Hà Nội cũng giao chỉ tiêu cho các quận, huyện và các xã, phường khác. Tôi cho rằng công tác tiêm chủng của Hà Nội đang được thực hiện đúng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận xét.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ hy vọng Hà Nội với vai trò là đầu tàu về kinh tế, trung tâm chính trị - xã hội của cả nước sẽ sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới, và nhấn mạnh: “Hai mũi giáp công của Hà Nội là đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc như vậy là đúng đắn”.
Sau khi nghe báo cáo của Hà Nội về việc số mũi tiêm thực tế nhiều hơn số cập nhật trên cổng dữ liệu thông tin tiêm chủng quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý Hà Nội phải cập nhật nhanh thông tin lên Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Đến nay, ngành y tế Hà Nội đã tổ chức tiêm được gần 2.890.000 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 2.570.866 người đã tiêm mũi 1 và 317.777 người tiêm đủ 2 mũi.
Nếu tính thêm số liệu từ các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn Hà Nội, đến nay có khoảng 3,78 triệu liều vaccine đã được tiêm. Tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội được tiêm vaccine hiện đạt khoảng 57%.
Lan tỏa tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố đã tăng cường nhân lực y tế về hỗ trợ cho Hà Nội. Đến thời điểm này, tất các cả địa phương đã bố trí nhân lực hỗ trợ Hà Nội. Có địa phương cử 500 - 600 nhân lực y tế hỗ trợ Hà Nội, riêng tỉnh Bắc Giang tăng cường 800 nhân lực y tế hỗ trợ Hà Nội triển khai hoạt động xét nghiệm, tiêm chủng.
Cùng với các địa phương, Bộ Y tế cũng đã điều động nhân lực của các bệnh viện trung ương, các trường đại học trên địa bàn để hỗ trợ cho Hà Nội. Mặt khác, Bộ Y tế giao những phòng xét nghiệm của bộ trên địa bàn Hà Nội huy động tối đa nhân lực phục vụ cho hoạt động xét nghiệm của Thủ đô.
Cùng với đó, Bộ Y tế đã đề nghị thành phố Hà Nội tập huấn để người dân có thể tự lấy mẫu xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế và lực lượng tình nguyện.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, cần huy động lực lượng tình nguyện tham gia công tác xét nghiệm, “bởi trong tất cả các công đoạn xét nghiệm, chỉ có lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm phải đòi hỏi kỹ thuật của nhân viên y tế, còn những công đoạn mang tính hành chính hay vấn đề về bảo đảm giãn cách và những hoạt động khác trong quá trình xét nghiệm thì có thể huy động lực lượng tình nguyện và lực lượng sinh viên trên địa bàn Thủ đô…”.
Sau khi hỏi thăm, động viên lực lượng y tế của các địa phương đến hỗ trợ Hà Nội trong công tác tiêm chủng và xét nghiệm; Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý “đẩy nhanh tốc độ tiêm nhưng phải bảo đảm an toàn tiêm chủng”; đội ngũ làm công tác tiêm chủng phải tuân thủ quy trình chuyên môn, cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn, bởi tại đây còn có cả các tình nguyện viên là học sinh, sinh viên, giáo viên tham gia hướng dẫn người tới tiêm, nhập số liệu tiêm chủng để lực lượng y tế tập trung làm nhiệm vụ chuyên môn.
Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn các địa phương khác đã nhường một phần vaccine cho Hà Nội để bảo đảm công tác tiêm vaccine cho nhân dân Thủ đô. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, không chỉ vaccine mà cả xét nghiệm, các địa phương khác cũng đã chia sẻ khó khăn với Hà Nội, cử nhân lực hỗ trợ Hà Nội; đồng thời mong muốn đến ngày 15-9-2021 tới, tất cả người dân trên 18 tuổi ở Hà Nội sẽ được tiêm vaccine.
Trước một số ý kiến cho rằng, Hà Nội thực hiện xét nghiệm 100% toàn dân sẽ gây lãng phí nguồn lực, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Hà Nội đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc như vậy là đúng đắn. Bởi muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. “Nếu chúng ta không làm điều đó, có nghĩa là chúng ta chấp nhận trong cộng đồng vẫn có người lây nhiễm”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bài học kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng và bài học kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, quận 7, huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh hay Khánh Hòa… Đó là những bài học thực tiễn về mặt khoa học trong thực hiện xét nghiệm, bảo đảm phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để lây lan trong cộng đồng”.
Để giảm thời gian giãn cách xuống, phải phát hiện bằng được, tầm soát bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để, từ đó nới lỏng dần dần việc giãn cách để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Do đó vấn đề xét nghiệm rất quan trọng.
Về phương pháp xét nghiệm hiện nay, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương làm gộp mẫu (có thể gộp 10) giá thành xét nghiệm rất rẻ. Các “vùng đỏ” xét nghiệm nhiều lần nhưng đối với “vùng xanh” phải làm xét nghiệm để khằng định không có mầm bệnh, từ đó yên tâm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới./.
Hà Nội: Hội nhập, phát triển và nâng cao vị thế  (10/09/2021)
Nâng cao chất lượng hệ thống báo chí - góp phần phát triển văn hóa, con người Thủ đô  (10/09/2021)
Vietcombank trao tặng gói an sinh xã hội 100 tỷ đồng cho Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh  (10/09/2021)
Quảng Ninh tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu kinh tế  (09/09/2021)
Hà Nội: Đô thị thông minh để hội nhập quốc tế hiệu quả  (08/09/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam