Tăng cường liên kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực du lịch
Tăng cường liên kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực du lịch
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình đào tạo nhân lực du lịch.
Về đào tạo du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp tăng cường liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn; khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch thành lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để người học có điều kiện thực hành, nâng cao năng lực nghề; các doanh nghiệp được phép tiếp nhận cơ sở đào tạo hoặc thành lập cơ sở đào tạo trực thuộc.
Đối với việc mở mã ngành cấp IV đào tạo đại học, sau đại học lĩnh vực du lịch, Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam thống nhất về các ngành, chuyên ngành đào tạo ở từng trình độ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, bổ sung hoàn thiện Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV để ban hành theo thẩm quyền.
Về đào tạo văn bằng thứ hai về du lịch, Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo đại học du lịch phối hợp với doanh nghiệp du lịch tổ chức đào tạo văn bằng thứ hai về du lịch; thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao, đủ điều kiện tham gia đào tạo và được tính tỷ lệ phù hợp với hệ số giáo viên, giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh; tạo điều kiện cho các trường được mở lớp tại cơ sở liên kết đào tạo. Sinh viên học văn bằng thứ hai được công nhận kết quả học tập đối với các môn học, học phần trong chương trình đào tạo văn bằng thứ nhất đã tích lũy. Các cơ sở đào tạo, công nhận tín chỉ lẫn nhau trong đào tạo văn bằng thứ hai các ngành về du lịch.
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định và ban hành trong Quý II-2018.
Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh Hiệp hội du lịch Việt Nam thời gian qua đã tích cực tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Thời gian tới, đề nghị Hiệp hội tiếp tục nghiên cứu hình thức phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức theo địa chỉ và đào tạo kiến thức quản lý du lịch, nghề du lịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng đào tạo kỹ năng cho người dân tham gia làm du lịch cộng đồng.
Mô hình Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến kết luận nêu rõ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nếu tiếp tục theo mô hình hiện tại sẽ khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội, không thể có đột phá trong hợp tác và triển khai hoạt động của Làng và vì vậy sẽ tiếp tục không hiệu quả. Cần xây dựng một mô hình mới đủ hấp dẫn với các điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân, đẩy mạnh hợp tác công - tư, giảm triệt để bao cấp của Nhà nước.
Mô hình quản lý và tổ chức Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần căn cứ, phù hợp với phương thức, tiến độ huy động nguồn lực đầu tư xây dựng Làng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định những yếu tố mang tính nguyên tắc, các điều kiện, tiêu chí cần phải giữ trong xây dựng và hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Những yếu tố khác, kể cả Quy hoạch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cần khuyến khích các nhà đầu tư đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện Đề án chuyển đổi mô hình Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, lấy ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, báo cáo cáo Thường trực Chính phủ cuối quý I-2018.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đối với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho tới khi Đề án mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hỗ trợ phòng ngừa bạo lực gia đình
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án "Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người" do Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ.
Dự án được thực hiện từ năm 2017 - 2021 với mức vốn ODA không hoàn lại là 3.757.083 USD.
Mục tiêu của Dự án nhằm hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai pháp luật, chính sách, chương trình, dịch vụ liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới, bạo lực gia đình, vấn đề mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người.
Một số kết quả chính mà Dự án mang lại là: Nghiên cứu xã hội về sự thay đổi hành vi liên quan đến ưa thích con trai được tiến hành làm cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách có liên quan.
Tiêu chuẩn về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới được ban hành. Hệ thống thu thập và báo cáo thông tin, số liệu online về bạo lực gia đình được xây dựng, thử nghiệm và triển khai.
Các chiến dịch truyền thông, vận động chính sách và thay đổi hành vi, một số mô hình với sự tham gia của nam nông dân về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới được xây dựng và triển khai. Các bằng chứng khoa học phục vụ việc xây dựng Luật liên quan đến vấn đề mại dâm và các hoạt động hỗ trợ việc xây dựng bộ luật này được triển khai; năng lực xây dựng và triển khai chính sách về bạo lực giới, phòng, chống bạo lực gia đình và vấn đề mại dâm được nâng cao./.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sơ kết công tác quý III, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2017  (10/10/2017)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Ban điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam  (10/10/2017)
Sớm kết thúc đàm phán khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh  (10/10/2017)
Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự IPU-137 và thăm Kazakhstan  (10/10/2017)
Quảng Ninh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh  (10/10/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam