Ngành Du lịch phải quyết tâm hơn, sáng tạo hơn
91 doanh nghiệp tiêu biểu nhận Giải thưởng Du lịch Việt Nam
Giải thưởng Du lịch Việt Nam nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của ngành du lịch trong những năm qua. Các tổ chức, doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng là những đơn vị khẳng định được uy tín, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh trong năm 2016.
Ban tổ chức đã lựa chọn được 91 doanh nghiệp tiêu biểu để trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2017, bao gồm 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 30 khách sạn từ 3 đến 5 sao, 5 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, 10 nhà hàng ăn uống, 2 điểm dừng chân, 7 điểm tham quan du lịch, 5 khu du lịch, 10 sân golf, 1 hãng hàng không vận chuyển khách du lịch nhiều nhất và 1 hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng sau hội nghị toàn quốc về du lịch (tháng 8-2016), Bộ Chính trị đã có nghị quyết về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch, tạo nền tảng vững chắc đối với sự phát triển của ngành du lịch trong những năm tới đây.
Đi cùng với đó là những trách nhiệm hết sức nặng nề từ mục tiêu tăng tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng GDP đến việc phát huy hiệu quả các giá trị thiên nhiên, các di tích, di sản văn hoá, nâng cao thứ hạng của du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới, cải thiện môi trường du lịch, khắc phục nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế…
“Xét về năng lực cạnh tranh du lịch, Việt Nam mới xếp thứ 67/134 nước. Trong khi ai cũng nói rằng Việt Nam có điều kiện thiên nhiên, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, con người Việt Nam thân thiện, nhiệt thành với du khách và có nền văn hóa đậm đà bản sắc, có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại. Vậy làm sao để du lịch Việt Nam xét ở trên thế giới đừng có ở mức trung bình, yếu?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.
“Sứ mệnh, nhiệm vụ mà nhân dân, đất nước giao cho và trông chờ vào sự nỗ lực của ngành du lịch là rất lớn, đòi hỏi các đồng chí đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn, đã sáng tạo rồi thì phải sáng tạo hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và ghi nhận nỗ lực, trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền các cấp trong xử lý những công việc cần thiết giúp cho ngành du lịch tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, vướng mắc và có bước phát triển tốt hơn trong những năm vừa qua.
Không chỉ có vậy, những người trực tiếp làm các dịch vụ liên quan tới du lịch và tất cả mọi người dân Việt Nam, bằng lòng mến khách của mình và trách nhiệm với xã hội cũng đã có những nỗ lực hết sức thiết thực để môi trường du lịch của Việt Nam luôn luôn được cải thiện, khắc phục được một phần đáng kể những tồn tại, khiếm khuyết mà nhiều du khách đã góp ý một cách rất thẳng thắn và chân thành.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao mọi nỗ lực, sáng kiến của doanh nghiệp, người dân, chính quyền các cấp, các ngành cùng chung tay phát triển du lịch với những kết quả hết sức ấn tượng”, Phó Thủ tướng nói.
Chúc mừng các doanh nghiệp tại lễ trao giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn thời gian tới Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện cả các doanh nghiệp dù rằng quy mô chưa lớn, chất lượng chưa thật ở vào đỉnh cao nhưng có rất nhiều sáng tạo nỗ lực, có những bước tiến vượt bậc; những doanh nghiệp tham gia không chỉ kinh doanh dịch vụ du lịch mà tham gia vào những hoạt động hỗ trợ cho du lịch như đào tạo nhân lực… Đặc biệt là những sáng kiến, ý tưởng, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam dù quy mô rất nhỏ nhưng hết sức ý nghĩa.
“Ngành du lịch phát triển góp phần hỗ trợ tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước nhưng điều quan trọng là làm sao để nhiều người dân được thụ hưởng, cải thiện đời sống của mình, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu nhờ các dịch vụ du lịch thì xóa đói giảm nghèo thuận lợi. Và thông qua du lịch làm cho hình ảnh Việt Nam, những nét văn hóa rất đáng tự hào của dân tộc được lan tỏa, thấm sâu trong lòng mọi du khách từ khắp bốn phương đến với Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Với mong muốn đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, chính quyền địa phương vào cuộc với tinh thần quyết liệt, thiết thực, “xắn tay làm”, “vướng đâu gỡ đó”.
Nhắc lại cuộc làm việc mới đây về đào tạo nhân lực du lịch, Phó Thủ tướng cho rằng có nhiều thứ “nghe chung thì tất cả đều tốt, đều hợp lý nhưng thực tế vẫn kém vì khi bàn cụ thể lại có những thứ tưởng chừng rất nhỏ - nhưng nếu tháo gỡ được sẽ có tiến bộ thực sự”.
Vì vậy, một mặt các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa để môi trường du lịch của Việt Nam tiếp tục được cải thiện nhanh, vững chắc từ vệ sinh môi trường đến quản lý giá cả, an ninh, an toàn… đồng thời tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch một cách bền vững.
Phó Thủ tướng đề nghị Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp có liên quan đến du lịch phải thực sự là đầu mối của các thành viên, là “người giúp nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi và ban hành chủ trương chính sách thật thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch”.
“Đối với mỗi người Việt Nam, phát triển du lịch không chỉ vì kinh tế mà còn vì phát huy một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với những nét đẹp tưởng chừng như mộc mạc, đơn sơ nhưng lại được du khách nước ngoài mong muốn trải nghiệm, chiêm nghiệm nhất. Đó là nghĩa cử tri ân thiết thực nhất đối với công lao của cha ông đã làm nên nền văn hiến Việt Nam”, Phó Thủ tướng bày tỏ.
An Giang: Thu hút 6,3 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh An Giang
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2017, An Giang đã thu hút 6,3 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến tỉnh, đạt 93% chỉ tiêu năm 2017, tăng 10% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tổng doanh thu từ du lịch 6 tháng qua đạt 2.700 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái (cao nhất từ trước đến nay).
Ngay từ đầu năm, tỉnh An Giang đã chú trọng đặc biệt công tác quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức, như tranh thủ truyên truyền hình ảnh An Giang, tiềm năng du lịch tỉnh trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer lần thứ XI năm 2017, Ngày hội du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội bánh dân gian, Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam 2017 tại Thành phố Cần Thơ, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam tại Hà Nội...
Đồng thời, An Giang phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo “Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang”, Tuần Văn hóa ẩm thực và Du lịch 2017. Cùng các ngành liên quan tổ chức Tháng du lịch vào tháng 5-2017, thời điểm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (thời điểm này đã thu hút gần 2 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến với An Giang).
Bên cạnh đó, tỉnh quảng bá hình ảnh du lịch An Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và Đài truyền hình Nice Networks Australia; tạo điều kiện cho 30 doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế khảo sát các tuyến du lịch trong tỉnh để có kế hoạch liên kết đưa khách du lịch đến với An Giang trong thời gian tới.
Đặc biệt, để thu hút du khách, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt môi trường cảnh quan du lịch, hoạt động kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch để du khách yên tâm khi đến với An Giang; kiểm tra 75 cơ sở, yêu cầu làm cam kết hoạt động kinh doanh phải đúng theo quy định của pháp luật...
Thời gian tới, An Giang triển khai thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; triển khai Quyết định số 2227/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó An Giang có khu du lịch quốc gia Núi Sam và điểm du lịch Cù lao Ông Hổ và “ Quy hoạch phát triển du lịch ba xã Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; t iếp tục khai thác Khu di chỉ văn hóa Óc Eo tạo sản phẩm mới cho ngành du lịch An Giang...
Du lịch dã ngoại, cắm trại thu hút du khách đến Bình Thuận
Mùa hè 2017, ngoài các khu khu lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận), các khu du lịch dã ngoại, cắm trại tại Tiến Thành (Phan Thiết), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), La Gi… đang thu hút lượng lớn khách nội địa, nhất là giới trẻ vào dịp cuối tuần.
Khác với những khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng, đặc điểm chung của loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại này là giá cả bình dân. Với tiêu chí du lịch trải nghiệm, hướng du khách cùng chung tay bảo vệ môi trường, hầu hết các khu du lịch dã ngoại xây dựng theo không gian mở với cách bày trí đẹp mắt, ấn tượng nhằm đáp ứng tâm lý thích chụp ảnh, check-in (định vị vị trí) trên mạng xã hội của giới trẻ. Thay vì vào các dãy phòng khách sạn cao tầng, các khu du lịch này dành phần lớn diện tích để du khách được tự do cắm trại, lựa chọn kiểu ngủ “bụi” với lều trên bãi biển hoặc những dạng phòng tiện nghi hơn như: Nhà container, nhà sàn thái đơn sắc, nhà tổ ong, nhà lục giác…
Tuy mới đi vào hoạt động nhưng khu du lịch dã ngoại Biển Đá Vàng (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) đã thu hút khá đông du khách, với gần 80 phòng gồm phòng container, nhà kiểu thái, nhà lục giác… được trang trí màu sắc bắt mắt, không gian thiết kế theo phong cách miền biển như lưới giăng, thuyền thúng… Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống lều với giá thuê từ 90- 150 nghìn đồng/người, phục vụ du khách cắm trại, dã ngoại.
Ông Huỳnh Kim Biên, Quản lý Khu du lịch dã ngoại Biển Đá Vàng cho biết: Loại hình du lịch dã ngoại hướng vào phục vụ đối tượng khách phổ thông. Mùa du lịch hè, để thu hút du khách, Khu du lịch dã ngoại Biển Đá Vàng có nhiều chương trình khuyến mãi như giảm giá phòng container, lều, miễn phí đưa khách tham quan hải đăng Kê Gà, tổ chức các trò chơi trên biển như đua thuyền kayak, bơi phao chuối…
Cùng với các loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao biển, du lịch sinh thái, loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại đang góp phần làm phong phú các loại hình du lịch tại Bình Thuận.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đón khoảng 2,3 triệu lượt du khách, đạt 45,87% kế hoạch, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt khoảng 295 nghìn lượt, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 5.300 tỷ đồng, tăng 18,72% so với cùng năm 2016./.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thăm cán bộ và nhân dân xã Trí Phải, Cà Mau  (09/07/2017)
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách tỉnh Hà Nam  (09/07/2017)
Công đoàn tiếp tục nỗ lực, xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động  (09/07/2017)
Hội đàm chính thức lần đầu tiên giữa Tổng thống Nga và Mỹ: Những tín hiệu tích cực  (08/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên