Tăng cường trao đổi khoa học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế
Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên rất cao vào việc thúc đẩy các chương trình phúc lợi xã hội, ưu tiên đầu tư lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Bộ Y tế Việt Nam đã rất nỗ lực để xây dựng một nền y tế với phương châm “công bằng, hiệu quả và chất lượng”. Việt Nam hiện có 1.300 bệnh viện, 250.000 giường bệnh, với hơn 150 triệu người bệnh ngoại trú và 15 triệu người bệnh nội trú, 3 triệu ca phẫu thuật mỗi năm. 5 năm qua, số lượng các loại hình nhân lực y tế tăng đáng kể qua các năm, số bác sỹ trên vạn dân tăng từ 7,2 năm 2010 lên khoảng 8,0 năm 2015, số dược sỹ đại học trên vạn dân tăng từ 1,76 năm 2010 lên khoảng 2,2 năm 2015.
Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đang đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Bên cạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang đòi hỏi ngày càng cao, các bệnh không lây nhiễm gia tăng ở mức cao cũng như các điều kiện về hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực y tế cần phải có những giải pháp hợp lý cả trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Rõ ràng, cần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế theo hướng tiếp cận với các phương thức đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt, đi sâu vào đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốt theo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng với mô hình bệnh tật và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế. Ngành y tế tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình đào tạo ngành y, dược; điều chỉnh chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học, gắn kết quả đào tạo chuyên khoa với ngạch bậc viên chức y tế, bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, đưa hệ đào tạo bác sĩ chuyên khoa chính thức vào hệ thống Giáo dục đại học…
Quy mô và tầm quan trọng của hoạt động y tế đặt ra yêu cầu không ngững nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế nhằm bảo đảm chất lượng và an toàn cho người bệnh…
Trong bối cảnh dân số gia tăng và già hóa dân số cũng như mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng đòi hỏi Việt Nam cần tập trung tăng nhanh số bác sỹ, dược sỹ và điều dưỡng… để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực y tế
Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế" với sự tham dự của các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của quốc tế về cải cách giáo dục y khoa, trao đổi thảo luận về thực tiễn và định hướng đổi mới đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, từng bước hội nhập quốc tế đã được Bộ Y tế tổ chức. Hội thảo đã nghe báo cáo về thực trạng và những bất cập trong đào tạo y khoa tại Việt Nam; tham luận của các đại biểu đến từ Tổ chức Y tế Thế giới, Đại học harvard Hoa Kỳ, Đại học Hồng Kông (Trung Quốc), Đại học Chulalongkorn Thái Lan... về kinh nghiệm và xu hướng đào tạo y khoa trên thế giới. Các đại biểu quốc tế và trong nước đã tập trung thảo luận về những vấn đề ngành y tế Việt Nam đang đặc biệt quan tâm như làm thế nào để kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường y; hệ thống đào tạo sau đại học ngành y nên được tổ chức như thế nào, cơ chế kiểm soát chất lượng đào tạo. Việc bổ nhiệm chức danh giảng viên lâm sàng cần được quy định như thế nào và cần có chính sách gì để thu hút họ tham gia giảng dạy lâm sàng một cách hiệu quả. Việc cấp chứng chỉ hành nghề y để kiểm soát và nâng cao chất lượng nhân lực; cơ chế tài chính trong đào tạo ngành y nên theo mô hình nào để giúp nâng cao chất lượng đào tạo ngành y...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn và đánh giá cao những kinh nghiệm các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ đồng thời cho biết Việt Nam tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế trên nền tảng thực tế của Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng, việc đổi mới công tác đào tạo nhân lực y tế của Việt Nam là một quá trình lâu dài, cần sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế cũng như sự đồng thuận, tham gia tích cực của cả hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Cần linh hoạt trong công tác đào tạo để không xảy ra tình trạng thiếu bác sỹ và cần chỉ định hệ thống các bệnh viện tham gia công tác đào tạo. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ trong xây dựng các văn bản quy định liên quan đến đặc thù đào tạo nhân lực y tế để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đảm bảo quyền lợi về ngạch, bậc lương cho nhân lực ngành y tế với quan điểm tôn trọng lịch sử về phần bằng cấp nhưng năng lực đi theo bằng cấp cần được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung...
Cập nhật kỹ thuật mới về chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Hiện nay, ô nhiễm môi trường gia tăng cùng với vấn nạn hút thuốc lá, dân số già… đã dẫn đến tỷ lệ người mắc các bệnh lý về hô hấp ngày càng tăng; thậm chí có nhiều ca bệnh nặng, diễn biến bất thường như các trường hợp nhiễm trùng phổi nặng, đề kháng kháng sinh… Trước trực trạng đó, các kỹ thuật thăm dò chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành hô hấp đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhanh chóng như nội soi phế quản, nội soi lồng ngực, nội soi phế quản ảo, sinh thiết xuyên vách phế quản dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang…
Hội Hô hấp Việt Nam được thành lập năm 2014, góp phần đẩy mạnh hoạt động và phát triển chuyên ngành hô hấp trên cả nước. Trong những năm qua, Hội đã tập hợp, liên kết các tổ chức, cá nhân chuyên ngành hô hấp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị, giảng dạy, nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Hiện Hội đã quy tụ được trên 800 thành viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa, kỹ thuật viên trên khắp các tỉnh, thành phố của cả nước...
Ngày 23-9, Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học thường niên tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về hô hấp trong nước và quốc tế. Có 80 bài cáo cáo trong và ngoài nước được gửi tới hội nghị lần này, tập trung vào những nội dung chính như: Cập nhật thông tin mới về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, bệnh lý mạch máu phổi, bệnh phổi nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh, ung thư phổi, bệnh lý hô hấp nhi khoa, cai nghiện thuốc lá); các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp (nội soi can thiệp); ứng dụng phương pháp điều trị mới (sử dụng tế bào gốc tự nhân trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)…
Tại Hội nghị, Hội Hô hấp Việt Nam cũng công bố tài liệu tiếng Việt về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 2016” và “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh hen phế quản 2016” đã được Tổ chức Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD) và Sáng kiến toàn cầu về bệnh hen (GINA) khuyến cáo.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao vai trò của Hội Hô hấp Việt Nam trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân thời gian qua. Thứ trưởng khẳng định: Hội nghị là dịp để các đại biểu trong và ngoài nước cập nhật kiến thức mới, chia sẻ, trao đổi, trình bày ý kiến và kinh nghiệm trong quá trình điều trị các bệnh lý hô hấp cho người bệnh; đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho các y, bác sỹ chuyên ngành hô hấp Việt Nam. Thứ trưởng đề nghị, thời gian tới Hội Hô hấp Việt Nam cần tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hô hấp; tăng cường hoạt động truyền thông về các bệnh lý hô hấp, giúp người dân hiểu và phòng bệnh hiệu quả, tránh các biến chứng nặng dẫn đến tử vong…
Hội nghị Khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2016
Ngày 21-9, tại Thanh Hóa, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2016. Đây là dịp để các cán bộ quản lý, các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia quốc tế gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và nhìn lại hoạt động chuyên môn Huyết học và Truyền máu trong cả nước, đóng góp thiết thực trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Được tổ chức 2 năm một lần, hội nghị lần này được đánh giá có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và có chất lượng chuyên môn vượt trội so với các hội nghị đã từng tổ chức trước đây, với sự tham gia của hơn 700 đại biểu trong nước và gần 10 chuyên gia quốc tế đến từ các nước có trình độ phát triển cao về Huyết học và Truyền máu như: Mỹ, Úc, Ireland, Singapore và Thái Lan. Hội nghị có gần 120 báo cáo khoa học, 49 chuyên luận trong nước được viết về các lĩnh vực chuyên sâu của Huyết học và Truyền máu, 142 bài đăng tạp chí Y học Việt Nam, 26 gian triển lãm về các tiến bộ của khoa học Y học trong lĩnh vực Huyết học và Truyền máu. Các báo cáo khoa học tại Hội nghị bao trùm các lĩnh vực sâu trong chuyên khoa như: miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử, tế bào gốc, Thalassemia, truyền máu, huyết học, đông máu… Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về: Quy trình thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc; Quy trình sàng lọc Thalassemia; Những đột biến gen mới được phát hiện trong các bệnh về máu...
Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Lễ ký chương trình hợp tác giữa đại diện Bộ Y tế và Liên đoàn Hemophilia thế giới. Chương trình này nhằm thu hẹp khoảng cách trong điều trị giữa các nước phát triển và đang phát triển trong ba lĩnh vực chính: số lượng người sinh ra bị mắc bệnh hemophilia và những người sống đến tuổi trưởng thành; số lượng người bị các rối loạn chảy máu ước tính và thực tế được chẩn đoán; các sản phẩm điều trị có sẵn so với nhu cầu. Theo đó, trong vòng 4 năm tới, Việt Nam cần xây dựng 6 Trung tâm điều trị Hemophilia; mở rộng và phát triển ít nhất 10 cơ sở điều trị Hemophilia vệ tinh, phát hiện ít nhất 1.000 bệnh nhân mới, thành lập tối thiểu 10 chi hội, câu lạc bộ, nhóm bệnh nhân mới…
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Alain Weill, Chủ tịch Liên đoàn Hemophilia Thế giới đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động chung của Liên đoàn, trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân hemophilia, các hoạt động tập huấn, đào tạo... ông nhấn mạnh sẽ giúp đỡ Việt Nam thực hiện thành công chương trình GAP.
GS, TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “Hội nghị là sự kiện nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học của chuyên khoa Huyết học - Truyền máu. Qua đây, các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của thế giới được cập nhật, ứng dụng trong chuyên khoa tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để chuyên khoa Huyết học - Truyền máu tiếp tục giao lưu, học hỏi và hội nhập với nền y học trên thế giới...".
Nhiều hoạt động quan trọng khác được tổ chức nhân dịp Hội nghị như: Triển lãm các máy móc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm; chương trình đào tạo (phần lớn là do chuyên gia quốc tế trình bày) với những chuyên luận sâu và cập nhật; hội thi của các báo cáo viên trẻ của chuyên khoa trong toàn quốc và các chương trình tôn vinh cán bộ trong và ngoài ngành đã có nhiều đóng góp cho chuyên khoa…./.
Đại sứ quán cần trở thành ngôi nhà chung của kiều bào Việt Nam tại Lào  (26/09/2016)
Thanh Hóa cần có các giải pháp phát triển phù hợp với bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước  (26/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou  (26/09/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-9 đến ngày 25-9-2016)  (26/09/2016)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên