Thành phố Hà Nội thông qua 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
TCCS - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Thông tin này được công bố trong kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố cuối tháng 12-2019.
Giữ nhịp tăng trưởng bền vững
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ mười một, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Thế Hùng cho biết, năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,46% - cao nhất trong 4 năm trở lại đây; năm 2020 Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên.
Nhìn lại năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đánh giá, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội năm 2019 đạt được kết quả toàn diện: GRDP tăng 7,46% - cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt kế hoạch đề ra; thu ngân sách được bảo đảm.
Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2018 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố, hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước, cao nhất kể từ 30 năm mở cửa và hội nhập; khách du lịch tiếp tục tăng khá.
Đáng chú ý, 7/22 chỉ tiêu dự kiến vượt kế hoạch. Đó là GRDP bình quân đầu người; vốn đầu tư xã hội; xuất khẩu; bảo hiểm xã hội tự nguyện; giảm nghèo; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị; nước sạch khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo đã chỉ ra một số tồn tại và hạn chế. Đó là bệnh Dịch tả lợn châu Phi tuy có xu hướng chậm lại từ đầu tháng 9 nhưng diễn biến vẫn phức tạp, đàn lợn giảm hơn 33% tổng đàn so với cùng kỳ.
Tỷ lệ giao đất dịch vụ, giải ngân xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, những hạn chế trên có nguyên nhân khách quan là do quy trình thủ tục về quy hoạch, đầu tư, xây dựng theo các luật mới có nhiều thay đổi làm kéo dài thời gian thẩm định và ảnh hưởng đến tiến độ dự án; di dân cơ học lớn tạo ra áp lực lên toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là khu vực nội thành; quy mô, khối lượng, tính chất phức tạp của những công việc hằng ngày phải giải quyết càng lớn, với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn chế…
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do giải quyết công việc thiếu tập trung, thiếu sáng tạo, chưa thực sự quyết liệt ở một số đơn vị; chủ đầu tư một số dự án còn thiếu chủ động, thiếu tính chuyên nghiệp; sự phối hợp giữa ngành với ngành, ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền còn bị động, thiếu chặt chẽ, thiếu hiệu quả.
Năm 2020, thành phố xác định tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại kinh tế Thủ đô và các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên; đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống người dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 được thành phố đề ra là: GRDP bình quân đầu người đạt trên 136 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trên 10,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 8%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 90,1%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%...
Hướng tới tương lai
Theo Nghị quyết, Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại kinh tế Thủ đô và các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên; đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống người dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
Cùng với đó là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 10 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đáng chú ý là: chỉ đạo, điều hành quyết liệt việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, trọng tâm là công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp, triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ.
Tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự và xây dựng đô thị, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường; tiếp tục cải cách hành chính; đảm bảo quốc phòng địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, qua đó hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, từ nay đến hết nhiệm kỳ chỉ còn một năm, những biến động khó lường của kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có thể tác động đến nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu của nước ta, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta trong năm 2020 hết sức nặng nề và đầy thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Với tinh thần đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố quan tâm một số nội dung sau:
Một là, cần phát huy cao độ tinh thần dân chủ, trách nhiệm trước cử tri, thảo luận kỹ lưỡng để làm rõ hơn, những kết quả tích cực đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công và các nhiệm vụ khác trong năm 2019; từ đó chỉ ra những nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và các bài học kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho thời gian tới. Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, ý kiến, nguyện vọng của cử tri và dự báo tình hình trong thời gian tới, cần xem xét và quyết định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách và đầu tư công trong năm 2020.
Hai là, để các nghị quyết của HĐND sớm đi vào cuộc sống, HĐND Thành phố cần thông qua đồng bộ và kịp thời các cơ chế, chính sách và phân bổ nguồn lực hợp lý; chú ý đến các cơ chế, chính sách có tính đột phá góp phần khai thác nhanh và hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ cho cơ sở.
Ba là, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết để triển khai thực hiện hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh đó, cần tích cực phối hợp với UBND Thành phố báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm thông qua và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đã được Bộ Chính trị thông qua để thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại thành phố.
Bốn là, đề nghị HĐND thành phố tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực vào công tác chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhất là công tác nhân sự chuẩn bị cho HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Năm là, trong năm 2020, HĐND thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động kiểm tra, giám sát, chất vấn, giải trình để bảo đảm các nghị quyết, các cơ chế, chính sách của HĐND thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tài chính - ngân sách, đầu tư... được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề dân sinh, nhất là các vấn đề dân sinh bức xúc; từ đó nâng cao hơn nữa cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ở vùng xa trung tâm, vùng nông thôn; đồng thời phối hợp chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Thành phố./.
Hà Nội cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh  (29/12/2019)
Hà Nội hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, "nuôi dưỡng nguồn thu" để tăng thu ngân sách  (29/12/2019)
Thành phố Hà Nội triển khai thu, chi ngân sách hiệu quả  (27/12/2019)
Thành phố Hà Nội thúc đẩy các dự án đầu tư công  (27/12/2019)
Doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt  (24/12/2019)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp