Tỉnh Vĩnh Phúc: 7 tháng 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 17%
TCCS - Nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt mức tăng 17,01% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 7, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh phía Nam và thành phố Hà Nội. Cùng với sự chủ động, quyết liệt của tỉnh ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, các doanh nghiệp vừa tổ chức sản xuất vừa nắm bắt tình hình dịch bệnh để kịp thời có biện pháp ứng phó, đồng thời, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, thị trường tiêu thụ trầm lắng hơn so với tháng trước, chuỗi cung ứng gặp khó khăn nên phải cắt giảm sản lượng sản xuất, trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử và ngành sản xuất ô tô.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước giảm 0,37% so với tháng trước và giảm 6,75% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 2 trong năm, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn ghi nhận mức sụt giảm so với cùng kỳ, một phần nguyên nhân do tháng 7 năm trước, kinh tế của tỉnh ghi nhận sự phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp sau thời gian suy giảm do bùng phát dịch bệnh COVID-19. Tháng 7 năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác định tâm thế “vừa sản xuất vừa chống dịch”, nhưng thực tế nhu cầu thị trường trong và ngoài nước vẫn bị hạn chế do đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp vẫn tăng 17%, so với cùng kỳ năm 2020. Trong các ngành công nghiệp cấp II, có 18/24 ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành. Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh có mức tăng khá như ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 20%, sản xuất xe có động cơ tăng 41%./.
Hà Nội kiên quyết không lãng phí “thời gian vàng” giãn cách xã hội để đẩy lùi và chiến thắng đại dịch COVID-19  (31/07/2021)
VietinBank tích cực hỗ trợ khách hàng, kinh doanh đạt kết quả tốt  (31/07/2021)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chuyến công tác tại vùng tâm dịch miền Nam  (31/07/2021)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên