Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình: Đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của doanh nghiệp
TCCS - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp là những hoạt động được Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình tập trung chỉ đạo quyết liệt thời gian qua. Sự đổi mới từ trách nhiệm, tác phong phục vụ của công chức đến thiết lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đã tạo chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp.
Không để thủ tục hành chính là rào cản
Để hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, trong đó có các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã xác định một trong những nhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình Phạm Tùng Lâm cho biết, lâu nay, thủ tục hành chính luôn tạo cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy khó khăn trong giao dịch, gây trở ngại trong quá trình nghiên cứu đầu tư và triển khai dự án. Vì vậy, chúng tôi xác định phải tập trung xóa bỏ rào cản tâm lý đó bằng cách chỉ đạo quyết liệt cải cách, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Cùng với thông tin công khai, minh bạch, 100% thủ tục hành chính được Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo phương án “5 tại chỗ”. Mỗi cán bộ, công chức được quán triệt nâng cao trách nhiệm phục vụ với tinh thần “kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả”. Đặc biệt, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã thí điểm việc phân cấp, phân quyền đến phòng chuyên môn theo hướng tiếp nhận và quyết định xử lý hồ sơ; giao trưởng phòng chuyên môn trực tiếp ký trả kết quả. Với cách làm này, thời gian giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn từ 30 - 70% so với quy định.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã tiếp nhận và giải quyết xong 359 hồ sơ của các doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực: quản lý đầu tư, lao động doanh nghiệp, quy hoạch, xây dựng, tài nguyên và môi trường; 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn và trước hạn.
Có giao dịch hành chính với Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình gần đây, bà Vũ Thị Ánh Tuyết của Công ty TNHH C&T Industrial Việt Nam cho biết: Vừa qua, tôi có đến làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh về báo cáo đề nghị thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp. Theo quy định, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính là 10 ngày nhưng chỉ trong 3 ngày chúng tôi đã nhận được kết quả. Chúng tôi rất phấn khởi vì tiến độ giải quyết nhanh giúp doanh nghiệp kịp thời bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp
Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh là trung tâm đầu mối để doanh nghiệp tiếp cận thông tin và nghiên cứu đầu tư dự án vào Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư đều được Ban Quản lý cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết bằng nhiều kênh: tư vấn trực tiếp, công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin của Ban trên ứng dụng zalo, cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn, giải đáp từng nội dung nhà đầu tư quan tâm. Ban chỉ đạo Trung tâm Tư vấn hỗ trợ đầu tư và dịch vụ khu công nghiệp tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong tư vấn, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng, lao động... Nhiều dự án, trong đó có dự án của nhà đầu tư FDI chỉ cần cung cấp các thông tin cần thiết, bộ phận chuyên môn của Ban Quản lý hỗ trợ lập và hoàn thiện hồ sơ đầu tư dự án cho nhà đầu tư.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green i-Park Lê Đình Đáp cho biết: Được sự hỗ trợ rất thiết thực của Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh trong thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư nên thời gian qua chúng tôi đã đẩy nhanh được tiến độ đầu tư hạ tầng, thu hút được nhiều dự án thứ cấp chất lượng cao vào hoạt động trong khu công nghiệp Liên Hà Thái. Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh cùng với nhà đầu tư hạ tầng tập trung hỗ trợ các dự án thứ cấp giúp họ sớm triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động như dự án nhà máy Lotes, Ohsung, JinYang Electronics Vina... Những kết quả đó góp phần tạo thêm uy tín, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào khu công nghiệp Liên Hà Thái.
Một điểm được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh là đối với một số thủ tục hành chính của doanh nghiệp phải thực hiện thuộc thẩm quyền phê duyệt của bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh trực tiếp phối hợp với nhà đầu tư đôn đốc, giải trình để sớm có kết quả, làm cơ sở để nhà đầu tư triển khai các bước tiếp theo. Không chỉ dừng lại hỗ trợ về thủ tục hành chính, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh còn hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nhân lực.
Trưởng phòng Quản lý doanh nghiệp và lao động thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình Nguyễn Doãn Chung, cho biết: Chúng tôi phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy, Trường Đại học Thái Bình, Trường Cao đẳng Nghề Thái Bình tổ chức ngày hội việc làm, kết nối cung cầu và đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình còn hỗ trợ doanh nghiệp đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên cổng thông tin điện tử của ban.
Bạn đồng hành của doanh nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu đầu tư hay triển khai thực hiện dự án, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình luôn sát sao, chủ động nắm bắt tình hình và triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ một cách thực chất, hiệu quả các khó khăn cho doanh nghiệp. Thời gian qua, có 15 dự án của các doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy hoạch, chậm tiến độ, ảnh hưởng của dịch COVID-19 thuộc lĩnh vực của Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, đã có 8 dự án được giải quyết xong, 7 dự án còn lại đang được Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh tập trung tháo gỡ với quyết tâm sớm hoàn thành. Với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ và lắng nghe, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh thực sự là bạn đồng hành, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp đến Thái Bình đầu tư, yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Từ tháng 7-2022 đến tháng 7-2023, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đã cấp mới, điều chỉnh chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 56 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt gần 12.600 tỷ đồng, trong đó đã thu hút được 10 dự án FDI mới, 4 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 400 triệu USD. Như vậy, đến nay Khu kinh tế Thái Bình và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 316 dự án vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 123.100 tỷ đồng trong đó có 69 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 35.768 tỷ đồng, tương đương hơn 1,6 tỷ USD./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2025, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao  (24/08/2023)
Tỉnh Thái Bình tập trung nguồn lực xây dựng lực lượng công an xã  (10/08/2023)
Để Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại  (31/05/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp