Hà Nội: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
TCCS - Một trong những nhiệm vụ được Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra, đó là: “Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động của các hội quần chúng thành phố, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Thủ đô”. Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội các cấp luôn là “cầu nối” vững chắc giữa cấp uỷ đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.
Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội luôn lấy mục tiêu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại để tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn Thủ đô. Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ qua là toàn thành phố đã thực hiện tốt Quyết định số 2200-QĐ/TU, ngày 25-5-2017, của Thành ủy Hà Nội về “Quy chế tiếp xúc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của Thành phố là nòng cốt, chủ động tổ chức các cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân; phối hợp tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, kịp thời giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc. Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận các cấp đạt được nhiều kết quả, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với các quyết sách trước khi ban hành và thực hiện. Trong 5 năm gần đây, Mặt trận các cấp đã chủ trì tổ chức 3.409 cuộc giám sát, 2.909 hội nghị phản biện xã hội; phối hợp tổ chức 3.109 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và nhân dân, qua đó kịp thời tháo gỡ, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân trên các lĩnh vực, góp phần giải quyết những bức xúc của nhân dân, hạn chế điểm nóng phát sinh, góp phần củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số cơ sở còn hạn chế; công tác vận động quần chúng có nơi, có việc chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung, hình thức vận động chưa phong phú, chưa sát đối tượng, hiệu quả thấp… Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Nghị quyết nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động của các hội quần chúng thành phố, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Thủ đô”.
Đoàn kết, thống nhất nhân dân
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18-11 không chỉ là dịp tuyên dương, tổng kết các phong trào thi đua của khu dân cư mà còn là dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cho nên được bà con rất mong chờ. Bằng các hoạt động thiết thực, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã động viên các hộ gia đình thi đua lao động sản xuất, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế.
Với phương châm đoàn kết, sáng tạo, lắng nghe, cầu thị và cởi mở để tạo sự đồng thuận bền vững, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội các cấp luôn giữ vai trò nòng cốt trong động viên, khuyến khích người dân phát huy nguồn lực, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ðến nay, thành phố đã có sáu huyện và 356 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 có mười huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. 5 năm gần đây, Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp của Thủ đô đã vận động được hơn 268 tỷ đồng; hỗ trợ xây, sửa 8.148 nhà ở cho hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0,4% vào cuối năm 2019, đưa Hà Nội trở thành đơn vị tiêu biểu trong công tác giảm nghèo của cả nước.
Ðáng chú ý, năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát, cả nước và Thủ đô bước vào cuộc chiến cam go, đầy khó khăn, thử thách, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã khẳng định được vai trò tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống dịch. Qua 2 đợt chống dịch, Mặt trận các cấp đã tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân với số hàng hóa và tiền mặt trị giá hơn 243 tỷ đồng. Mặt trận các cấp kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở, ngành để chuyển quà của các tổ chức, cá nhân tới những hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, lực lượng tuyến đầu chống dịch, các địa phương bị cách ly, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Các hoạt động “Ðền ơn đáp nghĩa”, “Cứu trợ”, “Vì biển, đảo Việt Nam” do Mặt trận Tổ quốc phát động cũng luôn nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân. Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra, tính đến ngày 20-11-2020, sau khi phát động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tiếp nhận được nhiều lượt quyên góp, ủng hộ, chia sẻ khó khăn với nhân dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt. Để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định, Mặt trận các cấp của thành phố sẽ gần dân, sát dân để làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình và định hướng dư luận, kịp thời báo cáo cấp ủy những vấn đề phức tạp, định hướng dư luận và giải quyết những bức xúc của nhân dân, hạn chế phát sinh điểm nóng.
Có thể nói, với cách làm đổi mới, sáng tạo, công tác Mặt trận thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, làm tốt vai trò “cầu nối” bền chặt giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô./.
Hà Nội ứng dụng công nghệ cao tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp  (27/10/2020)
Tiếp tục xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh  (26/10/2020)
Hà Nội nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh từ tuyến y tế cơ sở  (26/10/2020)
Phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội  (26/10/2020)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay