Agribank - Vì tương lai xanh
TCCS - “Vì tương lai xanh” - Mục tiêu xuyên suốt từ nhận thức đến hành động của 40.000 Agribanker chung tay cùng ngành ngân hàng thực hiện thành công Chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Hành động từ những điều nhỏ nhất cùng hiện thực hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững.
Kinh tế xanh - tăng trưởng xanh, hành động của ngành ngân hàng
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng hiện nay, kinh tế xanh là con đường phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu, cũng như mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kinh tế xanh là vấn đề được Đảng, Nhà nước rất coi trọng. Từ năm 2012, Trung ương đã có chuyên đề thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đặt ra nhiệm vụ tổng quát cho cả nhiệm kỳ 2016 - 2020 là “bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu”, đồng thời nhấn mạnh việc nâng cao sức tăng trưởng, đổi mới sáng tạo phát triển nhanh và bền vững, hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của ngành ngân hàng. Năm 2014, Thủ tướng ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ “hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh”. Năm 2016, điểm nhấn đáng lưu ý là cam kết INDC của Việt Nam (Báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định) và Quyết định số 2053/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Ngân hàng Nhà nước được giao phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ “đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ tài chính như chương trình tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh và theo đó có bộ tiêu chí về dự án xanh”.
Chung tay cùng hành động, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN, về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cùng với đó ban hành Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Ngân hàng Nhà nước cũng đã hợp tác với IFC (tổ chức phát triển tài chính toàn cầu lớn nhất) xây dựng bộ hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngày 7-8-2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Đề án 1064) nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Theo đề án, phấn đấu đến năm 2025, 100% các ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ít nhất 10 - 12 ngân hàng có đơn vị, bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.
Với sự vào cuộc tích cực của hệ thống các tổ chức tín dụng, đến hết tháng 6-2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 310.600 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018; trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 15% tổng dư nợ tín dụng xanh; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng xanh và lâm nghiệp bền vững chiếm 5% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Đóng góp tích cực từ Agribank
Là ngân hàng thương mại dẫn đầu cho vay nông nghiệp, nông thôn (nguồn vốn Agribank hiện chiếm 51% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam), Agribank nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm... Chính vì vậy, Agribank quyết tâm đi đầu thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25-9-2012) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Chỉ thị 03/CT-NHNN, ngày 24-3-2015, về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã vào cuộc triển khai thông qua các hành động cụ thể, như ban hành văn bản về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm chỉ đạo toàn hệ thống, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng... Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề bảo đảm môi sinh, môi trường, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường, xã hội… Bên cạnh đó, Agribank đã tham gia nhiều dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ, như nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; quản lý rủi ro thiên tai; hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp; cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung - Tây Nguyên…
Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch” (bắt đầu từ ngày 1-11-2016) với quy mô vốn không hạn chế, trước mắt là 50.000 tỷ đồng. Đối tượng khách hàng vay vốn của chương trình là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại… tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Agribank. Bên cạnh đó, Agribank đồng hành với chương trình “nông nghiệp sạch” do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức, phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia (VTV1) với mong muốn góp phần nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn đã và đang dần được hình thành trên toàn quốc, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam.
Trên thực tế, từ nguồn vốn Agribank, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã và đang được hình thành trên khắp mọi vùng, miền đất nước, như mô hình trồng hoa (tỉnh Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (thành phố Cần Thơ), cá tra (tỉnh An Giang), chăn nuôi lợn (tỉnh Hà Nam), mía (tỉnh Khánh Hoà), ngô (tỉnh Sơn La)… và các mô hình này đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân.
Tiên phong cùng ngành ngân hàng thực hiện thành công các chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bám sát chương trình “giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên hợp quốc phát động, Agribank triển khai nhiều chương trình, hoạt động gắn với thông điệp “vì tương lai xanh”: phát động phong trào thi đua “nói không với rác thải nhựa”, “nói không với hút thuốc lá”, “gìn giữ môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp”, “chung tay làm sạch môi trường biển” tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, tổ chức các roadshow đi xe đạp tại các thành phố lớn chuyển tải thông điệp “cùng hành động giảm khí thải ra môi trường”, hưởng ứng phong trào trồng cây xanh…
Với lực lượng cán bộ hùng hậu gần 40.000 người, chung tay cùng hành động từ những việc nhỏ nhất, Agribank tin tưởng sẽ góp phần khơi dậy niềm tin vào tương lai tươi sáng, hiện thực hóa mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững “vì tương lai xanh”./.
Agribank chung tay vì người nghèo năm 2019  (18/10/2019)
Agribank đồng hành cùng tân sinh viên 2019  (23/08/2019)
Cùng Agribank “Giao dịch ngay - nhanh tay trúng lớn cùng WU”  (17/07/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay