Thành phố Uông Bí tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
TCCS - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, những năm qua, tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh từng bước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Những kết quả nổi bật
Xác định việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị là việc làm thường xuyên, liên tục, vì vậy Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí đã xây dựng lộ trình thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; xác định những công việc cần thực hiện ngay, những phần việc thí điểm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, những việc cần xin chủ trương để thực hiện...; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp ủy, cơ quan, đơn vị thực hiện theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, hệ thống chính trị của thành phố bước đầu cơ bản được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động có nền nếp, phát huy hiệu lực, hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của từng cơ quan, tổ chức được phân định tương đối rõ ràng, cơ bản khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp; vai trò lãnh đạo của các cấp ủy được tăng cường; hiệu quả quản lý của chính quyền từ thành phố đến cơ sở được nâng cao. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới và nâng cao chất lượng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao, hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố được nâng lên, có trình độ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; việc bố trí, sử dụng cán bộ cơ bản bảo đảm theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và trình độ đào tạo.
Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức xã, phường đã được cấp ủy, chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Thành phố thường xuyên tiến hành rà soát, xác định thực trạng vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; xác định thực trạng công việc của từng vị trí việc làm; xác định năng lực của cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm tương ứng, số lượng người làm việc... làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm rõ người, rõ việc, khắc phục tình trạng trùng chéo hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ. Mặt khác, thành phố cũng thực hiện thí điểm bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý bằng hình thức thi tuyển.
Thành phố thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức thực thi công vụ tại 11/11 xã, phường. Kết quả kiểm tra, đánh giá hằng năm của thành phố cho thấy, bộ máy cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các chương trình, nhiệm vụ chính trị đều phát huy dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên luôn tạo sự đồng thuận, tích cực của người dân tham gia thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thành phố.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, nhất là nâng cao chất lượng các kỳ họp hội đồng nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri và hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân từ thành phố đến cơ sở. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên được đổi mới theo hướng sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén, quyết liệt, bám sát thực tiễn; tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với đó, thành phố quyết liệt đẩy mạnh các giải pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức, thái độ thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến xã, phường trong việc đáp ứng các nhu cầu về giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức và công dân.
Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tích cực đổi mới theo hướng tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị trực tiếp; đồng thời nắm tình hình diễn biến tư tưởng của nhân dân; tập trung nghiên cứu để giải quyết đến tận cùng sự việc; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân công các đồng chí trong Thường trực Thành ủy trực tiếp theo dõi, đôn đốc nhằm giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Tỉnh ủy.
Bên cạnh đó, quá trình rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tiếp tục bám sát nghị quyết của Trung ương, trên cơ sở điều kiện thực tiễn, Uông Bí đặc biệt quan tâm sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị thuộc khối sự nghiệp giáo dục, y tế và sự nghiệp khác của thành phố, kiện toàn, sáp nhập, chuyển đổi mô hình hoạt động bảo đảm tinh gọn, khoa học. Đơn cử, đối với khối giáo dục, từ năm 2015 đến nay, thành phố đã sắp xếp, giảm 5 điểm trường; bố trí giáo viên dạy liên trường để bảo đảm cơ cấu, định mức lao động; điều chỉnh đội ngũ kế toán, văn thư, hành chính, thủ quỹ tại các trường công lập trên cơ sở bố trí kiêm nhiệm, bảo đảm không tăng biên chế. Mặt khác, thành phố đã đẩy mạnh thu hút, tạo điều kiện xây dựng, thành lập các trường ngoài công lập nhằm giảm áp lực về giáo viên và trường học, mở rộng sự lựa chọn loại hình đào tạo cho người dân. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ được nâng lên, bộ máy đã sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, giảm chi ngân sách nhà nước. Học sinh có môi trường giáo dục tốt hơn, tỷ lệ huy động học sinh đến trường được bảo đảm. Ngành giáo dục và đào tạo của thành phố thuận lợi hơn trong đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, như mở rộng quỹ đất, xây thêm các phòng học, phòng phục vụ học tập, phòng làm việc, các khối phòng phục vụ sinh hoạt tại các điểm trường chính...
Có thể khẳng định, với việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố ngày càng tinh gọn, tiếp tục bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, được thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình cụ thể, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; được thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch; thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tiếp tục thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong thời gian tới
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Hai là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính của thành phố tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế. Sơ kết, tổng kết những mô hình thí điểm và nhân rộng những mô hình mới có hiệu quả. Đẩy mạnh sắp xếp theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa các dịch vụ công ở những nơi có đủ điều kiện.
Ba là, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Hoàn thiện cơ chế lựa chọn, đánh giá, sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Làm tốt công tác tư tưởng, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với các trường hợp do ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
Bốn là, chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và của đội ngũ công chức, viên chức; đồng thời khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn đầu vào cán bộ, công chức, viên chức; cơ chế lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm.... Bảo đảm cơ hội thăng tiến của công chức theo thành tích, sản phẩm công việc thực tế và phẩm chất đạo đức, uy tín của công chức, viên chức./.
Quảng Ninh quyết tâm giữ vững “vùng xanh” an toàn, bảo đảm “mục tiêu kép” năm 2022  (21/11/2022)
Mô hình “nhất thể hóa” chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố theo phương thức “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Bình Liêu  (21/11/2022)
Thực hiện thành công mô hình “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - Kết quả và những bài học kinh nghiệm  (21/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển