Một số suy nghĩ về gói kích cầu để ngăn chặn suy giảm kinh tế ở nước ta
Xuất nhập khẩu bị suy giảm nặng nề. Trong vòng 1 năm qua, hàng xuất khẩu của Đài Loan giảm 42%, của Nhật Bản giảm 35%, của Hàn Quốc giảm 30%. Số người thất nghiệp năm 2009 dự kiến sẽ tăng thêm 51 triệu người, nâng con số người không có việc làm trên toàn thế giới lên tới 230 triệu. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới cảnh báo đây là giai đoạn tồi tệ nhất của kinh tế thế giới.
2. Chính phủ các nước tập trung sức lực vào ngăn chặn suy thoái, phục hồi kinh tế
Hàng loạt gói vốn khẩn cấp có trị giá lớn được chính phủ các nước thông qua nhằm cứu nguy cho hệ thống ngân hàng và công nghiệp. Gói khổng lồ của chính phủ Mỹ qua các đợt lên đến 2.250 tỉ USD, Trung Quốc 586 tỉ, các nước EU, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,… cũng đã nhanh chóng thông qua các gói vốn hỗ trợ cho ngân hàng và các ngành kinh tế trị giá hàng trăm tỉ USD.
Các biện pháp hỗ trợ tập trung vào cứu nguy cho các lĩnh vực quan trọng như: ngân hàng, sản xuất ô-tô, năng lượng, du lịch... với mục tiêu kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tạo diện mạo mới để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích trên thế giới vẫn cho rằng tình trạng suy thoái kinh tế vẫn chưa đến đáy, độ sâu của suy thoái vẫn chưa xác định được.
Để vực dậy nền kinh tế, Mỹ có thể phải tăng nhiều hơn nữa các gói kích thích kinh tế. Trong 8 năm cầm quyền của Tổng thống Bu-sơ, ngân sách của Mỹ bị thâm hụt hàng ngàn tỉ đô-la, chính quyền mới buộc phải phát hành thêm tiền, như vậy đồng đô-la Mỹ sẽ có khả năng mất giá. Nếu lấy giá vàng làm cơ sở so sánh, thì việc này đã được kiểm chứng. Giá vàng trong thời gian qua lên rất đều và cao, đã vượt ngưỡng ngưỡng 1.000 USD/oz (ngày 20-2-2009 giá vàng lúc cao nhất đạt 1007,7 USD/oz), hiện nay đang dao động ở giá gần 1000 USD/oz. Đây là một khả năng cần theo dõi, nghiên cứu để đề xuất phương án dự trữ ngoại tệ hiệu quả nhất.
3. Việt Nam nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 143,4 tỉ USD, bằng 1,65 lần GDP (GDP năm 2008 ước 87 tỉ USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 62,68 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu là 81,71 tỉ USD. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu…Có 12 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.
Về nhập khẩu, cả nước có 15 nhóm hàng kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỉ USD trong đó, nhóm xăng dầu và máy móc thiết bị có kim ngạch trên 10 tỉ USD. Do vậy, kinh tế thế giới suy giảm sẽ có ảnh hưởng mạnh, và ngày càng rõ rệt đến nền kinh tế nước ta.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2009, các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự có nhận định chung là, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu còn diễn biễn theo chiều hướng xấu. Tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn tiếp tục khó khăn.
Trong 2 tháng đầu năm 2009, sản xuất công nghiệp tăng thấp; xuất khẩu tháng 1 giảm, tháng 2 tuy có tăng nhưng chưa rõ nét; dịch vụ giảm, nhất là lượng khách du lịch quốc tế; thu ngân sách nhà nước giảm mạnh, lượng kiều hối chuyển về thấp; người lao động mất việc, thiếu việc làm tăng…
Trước tình hình đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm trong chỉ đạo điều hành vĩ mô năm 2009 là “nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội”, với năm nhóm giải pháp triển khai là: 1) Tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; 2) Huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dung; 3) Đẩy mạnh an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo; 4) Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tích cực và hiệu quả; 5) Tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình.
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo đó, từ đầu năm 2009 đến nay, các địa phương, bộ, ngành, các doanh nghiệp trong cả nước đang tập trung sức lực hướng vào kích cầu, ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, phát triển kinh tế bền vững.
Tuy nhiên, để kích cầu thành công, các biện pháp kích cầu đưa ra phải đúng lúc, đúng mục tiêu và đúng liều lượng. Vừa qua, trong nguồn dự trữ ngoại tệ (đã được công bố), Chính phủ đã chi cho gói kích cầu 1 tỉ USD (17.000 tỉ VNĐ) để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đó là biện pháp điều hành vĩ mô tích cực, đúng lúc kịp thời để thực hiện chủ trương kích cầu.
Hơn bao giờ hết, lúc này các doanh nghiệp rất cần được sự hỗ trợ của Chính phủ để vươn lên, nắm “cơ” trong “nguy”; có cơ hội bổ sung nguồn lực thêm cho một số ngành ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Để kích cầu đúng và đạt được mục tiêu, Chính phủ cần lựa chọn hỗ trợ một số ngành. Theo chúng tôi, những ngành lựa chọn để hỗ trợ có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là một số doanh nghiệp tư nhân hàng đầu tạo sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong các lĩnh vực như nuôi trồng và xuất khẩu của ngành thuỷ sản (cá tra, cá ba-sa, tôm…); ngành nông nghiệp như tiêu, cà phê, gạo, cao su…
Tuy nhiên, nếu chia đều việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như một số đề xuất hiện nay thì nguồn lực bị phân tán, không tập trung; nhưng doanh nghiệp quản lý không tốt sẽ làm mất tác dụng hỗ trợ. Vì thế, số lượng doanh nghiệp tuyển chọn để nhận sự hỗ trợ của mỗi ngành chỉ khoảng 5 doanh nghiệp hàng đầu, có tiêu thức rõ ràng. Tiêu thức tuyển chọn để được hỗ trợ là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng thuế nhiều nhất, sử dụng nhiều lao động, chấp hành các chế độ chính sách tốt nhất…
Nhóm thứ hai là những ngành ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế như dầu khí, sắt thép, điện lực…
Chúng ta có thể hỗ trợ để các doanh nghiệp mua mỏ mới, xây dựng các nhà máy điện mới để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, mua máy móc thiết bị mới để đổi mới công nghệ tiên tiến… Lúc này giá dầu trên thế giới đang ở mức thấp (dao động xung quanh mức giá 40USD/thùng), vì thế không nên chi sô tiền lớn để xây dựng các kho dự trữ mà lựa chọn một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực, có uy tín như Tập đoàn dầu khí, hoặc Tổng Công ty điện lực… để Chính phủ bảo lãnh, có địa chỉ đầu tư rõ ràng, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để sớm triển khai.
Về liều lượng hỗ trợ, chúng tôi cho rằng, gói kích cầu cần có một lượng nhất định. Theo tính toán của chúng tôi, trong cân đối đảm bảo an ninh quốc gia về ngoại hối chúng ta có thể chi từ 1 tỉ đến 3 tỉ USD để hỗ trợ và phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế.
Phương pháp hỗ trợ là bảo lãnh, chỉ định cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất rất ưu đãi (1%-3%). Các doanh nghiệp được lựa chọn hỗ trợ phải xây dựng, trình phương án vay và sử dụng vốn đúng mục đích, làm rõ hiệu quả sử dụng (sau khi được hỗ trợ thì kim ngạch sẽ tăng lên bao nhiêu %...).
Chính phủ cần có chế tài rõ ràng với doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn này, đồng thời giao cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế…) Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố đề xuất các doanh nghiệp được hỗ trợ theo các tiêu thức để phê duyệt. Về thời gian, cần quyết định trong quý 1-2009 để năm bắt kịp cơ hội triển khai trong quý 2-2009.
Tài liệu tham khảo:
1. Các báo cáo kinh tế - xã hội
2. Các bản tin tuần của Văn phòng Trung ương
3. Thời báo kinh tế Việt Nam: các số 18, 29, 30,31, 34,35,36.
Các Mác "trở lại"  (24/03/2009)
Độc lập tự chủ về kinh tế với một thế giới tùy thuộc nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu  (24/03/2009)
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường  (24/03/2009)
Tháng 3-2009, chỉ số giá tiêu dùng cả nước giảm  (24/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay