Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam
Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, lãnh thổ và biên giới của Việt Nam ngày càng được củng cố và từ lâu đã trở thành thực thể thống nhất từ Bắc chí Nam, trong đó có vùng đất Nam Bộ. Với truyền thống kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù của cả dân tộc, các thế hệ người Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng trong quá trình gây dựng, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.
Từ lâu vùng đất Nam Bộ đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, nhưng do hạn chế về tư liệu nên nhiều vấn đề còn đang thảo luận, ở trong nước còn quá ít sách viết về lịch sử vùng đất này, sách giáo khoa phổ thông thì gần như không đề cập đến. Tình trạng đó đã tạo nên một khoảng trống trong nhận thức của nhân dân và cán bộ về tính toàn bộ của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Từ sau năm 1975, mỗi lần vào công tác hay đi điều tra khảo sát các tỉnh và thành phố ở Nam Bộ, nhiều cán bộ đã đặt ra cho chúng tôi những câu hỏi: lịch sử vùng đất Nam Bộ bắt đầu từ lúc nào và diễn ra như thế nào, quan hệ với miền Trung, miền Bắc như thế nào?
Để góp phần làm sáng tỏ sự thực về lịch sử vùng đất Nam Bộ và đáp ứng yêu cầu của nhiều bạn đọc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới cho xuất bản cuốn sách Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam. Ban biên soạn gồm những nhà khoa học đã từng nhiều năm quan tâm nghiên cứu vùng đất này do GS. TSKH Vũ Minh Giang làm Chủ biên. Nhóm tác giả biên soạn trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, luật học... ở trong nước và ngoài nước. Cuốn sách trình bày một cách khách quan, có hệ thống, đơn giản và cô đọng những tư liệu, chứng cứ cơ bản về lịch sử phát triển của vùng đất Nam Bộ.
Cuốn sách không đi sâu vào thời tiền sử khi con người xuất hiện trên vùng đất Nam Bộ, mà chủ yếu bắt đầu từ văn hóa Óc Eo và nước Phù Nam nghĩa là từ khi Nhà nước đầu tiên ra đời trên vùng đất này vào đầu Công nguyên. Trong thời cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, xuất hiện ba trung tâm Văn minh và Nhà nước vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á là: trung tâm văn hóa Đông Sơn và nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc, trung tâm văn hóa Sa Huỳnh và nước Lâm Ấp (Chămpa) ở miền Trung, trung tâm văn hóa Óc Eo và nước Phù Nam ở phía Nam.
Tiếp theo, cuốn sách trình bày quá trình lịch sử sau khi nước Phù Nam suy sụp, vùng đất Nam Bộ thuộc lãnh thổ nước Chân Lạp từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ XVI, rồi từ thế kỷ XVII khi những nông dân người Việt, người Hoa vào khai phá lập nghiệp. Từ đây, một mặt cư dân bản địa người Khmer, người Chăm và một số tộc người thiểu số khác cùng người Việt, người Hoa mở rộng công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế, mặt khác là quan hệ giữa chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong với Vương triều Chân Lạp diễn ra trong bối cảnh Chân Lạp suy yếu dần và đang bị Vương triều Ayuthaya của Xiêm La đe dọa. Chính trong điều kiện đó, Chính quyền Chúa Nguyễn càng ngày càng chiếm ưu thế và từng bước xây dựng chính quyền, xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ. Đến giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã hoàn toàn thuộc lãnh thổ và chủ quyền của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ khi triều Nguyễn thành lập vào đầu thế kỷ XIX, vùng đất Nam Bộ là bộ phận của nước Việt Nam thống nhất từ Bắc đến Nam. Trong suốt quá trình lịch sử đó, cộng đồng cư dân các dân tộc trên đất Nam Bộ càng ngày càng gắn bó với nhau trong vận mệnh chung của quê hương và đất nước, trong nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ.
Cùng với lịch sử phát triển vùng đất Nam Bộ, cuốn sách giới thiệu một số văn bản pháp lý ký kết giữa An Nam (Việt Nam) với Cao Miên (Căm-pu-chi-a) và Xiêm La (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX, những hiệp ước ký kết giữa đại diện của triều Nguyễn với đại diện của quân đội Pháp cuối thế kỷ XIX, cho đến các văn bản pháp lý ký kết giữa Pháp với Căm-pu-chi-a về hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới giữa Nam Kỳ với Căm-pu-chi-a, Hiệp ước Ê-ly-dê (Élysée) năm 1949 Chính phủ Pháp trao trả đất Nam Kỳ cho Việt Nam rồi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Hiệp định Pa-ri năm 1973 và các Hiệp ước ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Căm-pu-chi-a năm 1979, 1983, 1985, 2005 xác định nguyên tắc và hoạch định biên giới trên đất liền giữa hai nước. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Căm-pu-chi-a đã trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước láng giềng.
Trên cơ sở thực tế lịch sử và các văn bản pháp lý mang tính quốc tế, Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Cuốn sách dành một phần thích đáng trình bày về cuộc sống của cộng đồng cư dân Nam Bộ và mối quan hệ đoàn kết, giao thoa văn hóa mật thiết giữa các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm cùng các dân tộc ít người khác và những nét đặc trưng của không gian lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Các tác giả nhấn mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc của cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ trong lao động sáng tạo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như trong đấu tranh kiên cường, bất khuất bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
Cuối sách có Phần phụ lục gồm bản biên niên một số sự kiện chính và toàn văn hoặc trích lục những văn bản lịch sử và pháp lý liên quan đến những nội dung đã được phân tích trong cuốn sách.
Trình bày dưới dạng giản lược và phổ cập, cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam Bộ của đông đảo bạn đọc và phần nào cung cấp tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.
Hội nghị toàn quốc thường trực tỉnh ủy, thành ủy  (23/03/2007)
Kỷ niệm ngày quyền của người tiêu dùng thế giới  (23/03/2007)
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn  (23/03/2007)
ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ  (23/03/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển