Quy luật của lợi thế chính trị so sánh
Đây là một trong những nội dung của cuốn sách “Các quy luật đích thực của nền kinh tế” của GS. Jacques Généreux – người được coi là nhà kinh tế xuất sắc của nước Pháp hiện nay và là một nhà lãnh đạo cánh tả của đảng Xã hội Pháp. Cuốn sách nói trên đã được tổ chức giáo sư các trường trung học và đại học Pháp trao giải thưởng “Tác phẩm kinh tế học có tính sư phạm và giáo khoa xuất sắc nhất” năm 2003; đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và gần đây bản tiếng Việt đã được Nhà xuất bản Thế giới phát hành. Trong cuốn sách này, tác giả muốn nhấn mạnh tư tưởng mấu chốt: Con người phải là trung tâm của kinh tế chính trị và kinh tế học, do đó các quy luật đích thực của nền kinh tế không có mục đích nào khác ngoài quá trình giải phóng cá nhân con người khỏi mọi sự tha hóa, mọi sự áp bức bóc lột. Và đó chính là giá trị cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội.
Khi luận bàn về “Quy luật của lợi thế chính trị so sánh”, trước hết tác giả cuốn sách đã đánh giá, phân tích, chỉ ra những mặt hạn chế, phi thực tế trong các học thuyết kinh tế truyền thống của các nhà kinh tế đã từng được coi là vĩ đại như Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), và của các nhà kinh tế nổi tiếng khác gần đây hơn như Eli Heckscher, Bertil Ohlin,…
Phản bác quan điểm tuyệt đối hóa quy luật của lợi thế tuyệt đối do A.Smith đưa ra năm 1776 (trong cuốn The wealth of Nations – Sự giàu có các dân tộc), quy luật của lợi thế so sánh hay tương đối do D.Ricardo đưa ra năm 1917 (trong cuốn Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa), lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo theo chủ nghĩa tự do mới mà Heckscher và Ohlin đưa ra vào đầu thế kỷ XX…, GS. Jacques Généreux cho rằng chỉ có lợi thế chính trị mà thôi.
Theo ông, “không phải khi nào tự do trao đổi cũng đáng chuộng hơn thuế quan bảo hộ… Nếu lúc này người ta quan tâm giải thích tình hình thương mại quốc tế và lợi thế so sánh có thể có của các nước, thì cách tiếp cận mới lại sẽ khôi phục vai trò quyết định của các nhân tố chính trị.
Một kiểu thống trị thuộc địa, dồn mãi một nước vào những hoạt động chỉ có giá trị gia tăng thấp, có thể tạo ra cho các nước đã phát triển một chặng đường đi trước xa đến mức khó đuổi kịp. Một chính phủ chịu đầu tư cho nghiên cứu nhiều hơn một chính phủ khác chắc sẽ có thêm nhiều khả năng cho doanh nhân nước họ sẽ xuất hiện đầu tiên trên thị trường của một sản phẩm mới. Ai mà lại chẳng biết bước tiến của Mỹ trong ngành Internet đâu có phải là một tác động của chủ nghĩa tự do trong kinh tế, nó chính là một thứ sản phẩm phát xuất từ các khoản đầu tư khổng lồ của quân đội Mỹ để bảo đảm an ninh viễn thông phòng khi có chiến tranh. Cũng chính là các chính sách công cộng quyết định rất nhiều sức hấp dẫn của một lãnh thổ (cấu trúc hạ tầng, thuế khóa, đào tạo nhân lực, chất lượng cuộc sống, an ninh, y tế), để rồi đến lượt nó lại sẽ xác định định vị các hoạt động.
Như thế thì khả năng cạnh tranh của một nước trên trường quốc tế không đơn thuần là kết quả của chuyện thụ động khai thác các nhân tố sản xuất vốn được phú bẩm từ đầu và của mỗi cái quyền tự do kinh doanh. Mặt khác, kinh nghiệm thành công mau thoát đói nghèo để hội nhập vào kinh tế thế giới của các nước công nghiệp mới ở châu Á chẳng hạn, có thể nói lên rằng việc không tự hạn chế mình ở lợi thế ban đầu đã đóng một vai trò quyết định. Nhờ thế mà Hàn Quốc vào đầu những năm 50 thế kỷ XX lợi thế ban đầu còm cõi lắm (ngoại trừ nhân công rẻ), chẳng có gì hứa hẹn, đến những năm 80 (chỉ sau khoảng 3 thập kỷ) đã trở thành đối thủ cạnh tranh của nước Đức trên thị trường máy công cụ điều khiển số. Nếu cứ tuân theo quy luật lợi thế so sánh và quy luật logic của nó thì Hàn Quốc phải cam chịu phận làm nhà sản xuất áo thun, làm xưởng lắp ráp linh kiện điện tử nhập từ các nước phát triển châu Âu giàu có. Thay vì như thế, một chiến lược phát triển đậm nét quyết tâm chính trị đúng đắn của những người cầm quyền đã tổng hòa cuộc lội ngược: các chi ngành sản xuất từ xưởng lắp ráp linh kiện nhập tiến lên sản xuất những thứ trang bị máy móc điện tử hóa, từ xưởng cắt may hàng vải nhập tiến lên sản xuất sản phẩm hóa học tổng hợp. Ngược lại, thiếu gì những nước vốn được phú bẩm dồi dào tài nguyên con người và tự nhiên như nước Nga hồi đầu thế kỷ XX, Achentina những năm 30, Angiêri những năm 60… đã chót phung phí tô tức vì quyền lợi của những ông trùm quyền lực, bây giờ đánh cay đắng chịu phụ thuộc vào xuất khẩu vài sản phẩm sơ đẳng với giá cả bấp bênh”.
Theo GS. Jacques Généreux, lợi thế so sánh đích thực, nếu có, chẳng phải là một dữ kiện tự nhiên mà các quốc gia phải chịu đầu hàng. Nó là một lợi thế chính trị, là khả năng phát động những chính sách công nghiệp kiên trì, là những chính sách kinh tế được tạo nền bởi những quyết định chính trị sáng suốt, hữu hiệu, là khả năng hỗ trợ nghiên cứu, bảo đảm ổn định chính trị, bảo hộ hợp lý các công nghiệp mới ra đời. “Ngược lại, một lợi thế tự nhiên hiển hiện lại có thể thành một bất lợi khi mà đất nước bị cai trị tồi, nhà nước hám mồi lãng phí tô tức thay vì phục vụ một chiến lược tập thể vì lợi ích chung của dân tộc và nhân dân”.
Thủy sản  (21/05/2007)
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương  (21/05/2007)
Thị trường thông tin di động Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư  (21/05/2007)
2000 tỉ đồng cho chương trình giải quyết việc làm  (21/05/2007)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên