Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại – một số nội dung cơ bản
Nội dung cuốn sách phản ánh một cách khái quát, có hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại, qua đó rút ra một số nhận xét ban đầu về tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách gồm 3 chương.
Chương I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại từ cách nhìn tổng quát.
Trong chương này, bằng phương pháp sử học, tác giả tiếp cận phân tích hệ thống và đưa ra một số nhận xét bước đầu về những quan điểm cơ bản trong tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Hệ thống các quan điểm về đấu tranh ngoại giao, hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp, nghệ thuật và phong cách Hồ Chí Minh.
Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, hình thành và phát triển do đòi hỏi của lịch sử và điều kiện lịch sử cụ thể quy định. Ở một góc độ cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh một tất yếu của lịch sử, một sự vận động đi lên của xã hội và nhân loại vào thời điểm cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
Theo tác giả, truyền thống Việt Nam (chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và tinh thần độc lập tự chủ; truyền thống hòa hiếu và khoan dung của dân tộc Việt Nam); các giá trị nhân văn và các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; thời đại mới và thực tiễn cách mạng cùng với phẩm chất, bản lĩnh Hồ Chí Minh là bốn cơ sở chính để hình thành và phát triển tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương III. Một số quan điểm cơ bản trong tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích và hệ thống những sự kiện, những vấn đề, những hoạt động, và có cả những kết luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bàn về lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao hay hợp tác phát triển. Tất cả những nội dung đó được trình bày qua ba quan điểm chính trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh đó là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm xuyên suốt, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển là quan điểm nền tảng, độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, coi trọng hòa bình đối thoại là quan điểm cơ sở. Ba quan điểm này được đặt trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Từ ba quan điểm này có thể đi sâu vào từng vấn đề, từng hoạt động cụ thể, trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau.
Phát huy truyền thống, lực lượng Cảnh sát nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới  (13/07/2007)
Xây dựng “Nhà trường văn hóa, thày giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch”  (13/07/2007)
Sẽ có 720.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề  (13/07/2007)
Các khu kinh tế thu hút 8,6 tỉ USD vốn đầu tư  (13/07/2007)
Điểm sáng Việt Nam  (12/07/2007)
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam  (12/07/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên