Ðiện Biên Phủ - nơi hội tụ sức mạnh của cả nước
Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ (ÐBP), là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cả nước ra trận. Sức mạnh này được tổ chức, thực hiện dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chiến thắng ấy không chỉ là thể hiện, là kết tinh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, mà cao hơn, còn là biểu tượng sáng ngời của sức mạnh đại đoàn kết.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân luôn thấm nhuần trong các đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng. Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám, Ðảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thông qua những hình thức của mặt trận dân tộc thống nhất như: Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, rồi Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam..., khối đại đoàn kết toàn dân ấy không ngừng được củng cố và phát triển.
Chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954, nhất là chiến dịch ÐBP, sức mạnh của khối đại đoàn kết được huy động ở mức cao nhất. Ðể phục vụ chiến dịch, ta đã huy động lực lượng dân công của đồng bào các dân tộc trên nhiều miền của Tổ quốc. Trong các chiến dịch trên ta đã huy động 1.298.930 dân công với 29.485.900 ngày công, 4.750 tấn lương thực, thực phẩm. Ðến chiến dịch ÐBP, tổng quân số tham gia lên tới 53.830 người. Do vậy, chúng ta phải huy động một lượng vật chất kỹ thuật, lương thực, thực phẩm rất lớn. Trong khi đó, chiến trường ÐBP ở cách xa hậu phương, có nơi tới 500-600 km. Ðịa thế hiểm trở. Quyết định mở chiến dịch ÐBP, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rất kỹ để tìm ra phương án thích hợp huy động sức mạnh của toàn quốc chi viện cho chiến dịch, bảo đảm chắc thắng. Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Ðảng khẳng định tất cả những khó khăn to lớn về cung cấp tiếp tế ấy sẽ được giải quyết vì nhân dân ta có lòng yêu nước và quyết tâm rất cao, cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi và đặc biệt là toàn dân ta đoàn kết chung quanh Ðảng, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Từ nhận định trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị hạ quyết tâm: "Toàn dân, toàn Ðảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch ÐBP và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này"(1).
Một cuộc vận động nhân dân chi viện ÐBP đã được triển khai rầm rộ, với quy mô lớn chưa từng có. Hội đồng cung cấp Mặt trận được thành lập để chỉ đạo các địa phương, các ngành kinh tế, tài chính, tổ chức động viên nhân tài vật lực của cả nước. Hậu phương đã dốc hết sức chi viện cho chiến trường ÐBP. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã huy động được một khối lượng lớn sức người, sức của từ nhiều vùng miền, từ nhiều giai cấp, tầng lớp trong cả nước. Tổng kết chiến dịch ÐBP, nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công với 18.301.507 ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền(2).
Trong bối cảnh đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, lại trải qua tám năm kháng chiến, những con số trên có một ý nghĩa hết sức to lớn. Ðó chính là sự đóng góp của toàn dân... Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương huy động nguồn hậu cần tại chỗ. Ðây là một nguồn rất quan trọng, không tốn nhiều công sức vận chuyển, vừa nhanh chóng, vừa đỡ lộ bí mật. Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc ở đây còn nghèo, nên việc huy động cũng bị hạn chế. Nhân dân Tây Bắc vốn giàu truyền thống yêu nước, biết ơn Ðảng, ơn Bác Hồ, dù còn bao khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn tích cực đóng góp lương thực, thực phẩm và dân công phục vụ chiến dịch. Ở miền Tây Bắc, nhân dân nghe tin bộ đội truy kích địch, thiếu gạo ăn, đã rủ nhau từ rừng sâu về nơi ở cũ để giúp bộ đội. Ðồng bào nhiều nơi còn rủ nhau đi đào củ mài, đồ xôi, hái rau, bắt cá ủng hộ bộ đội... Trong chiến dịch ÐBP, nhân dân Tây Bắc đã tiếp tế cho bộ đội 7.311 tấn gạo (vượt mức huy động 1.311 tấn), 389 tấn thịt và 800 tấn rau tươi(3)... Ðó là chưa kể số lương thực, thực phẩm nhân dân các bản, mường trực tiếp giao cho bộ đội. Nhân dân Tây Bắc còn đóng góp cho chiến dịch 31.818 dân công và hàng nghìn ngày công, ngựa thồ... Tại Lai Châu, khắp các địa phương trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng tự do đến vùng mới giải phóng, đồng bào các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Hà Nhì, Mảng, Khơ Mú... đã nô nức tham gia tiếp lương, tải đạn phục vụ chiến dịch...
Trước khi mở chiến dịch, Trung ương Ðảng và Tổng Quân ủy đã chỉ đạo bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, cùng nhân dân cả nước tích cực mở các hoạt động phối hợp cùng mặt trận chính là ÐBP. Ðó là các đòn hoạt động ở các hướng chiến lược để căng kéo quân địch dàn trải ra các chiến trường theo ý định của ta như Tây Bắc, Thượng Lào, Trung-Hạ Lào, Tây Nguyên..., tập kích Ðường 5 - tuyến đường vận tải chiến lược của địch từ Hà Nội về Hải Phòng; tập kích các sân bay Gia Lâm và Cát Bi để phá tuyến vận tải đường không chi viện cho ÐBP của địch. Kết quả là ta đã điều một bộ phận quan trọng lực lượng địch, buộc chúng phải căng sức đối phó, bị giam chân ở nhiều chiến trường... Ngay trong đợt 1 của chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954, quân ta đã tiêu diệt hơn 20 nghìn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất có ý nghĩa chiến lược và điều quan trọng là buộc địch phải điều 51% lực lượng cơ động của chúng từ đồng bằng lên giam chân trong các tập đoàn cứ điểm trên chiến trường rừng núi như ÐBP, Luông Pha Băng, Mường Sài, Sê Nô, Plây Cu, An Khê..., và 49% lực lượng cơ động còn lại bị chiến tranh du kích kìm chân, không còn cơ động nữa mà bị căng mỏng ra nhiều nơi. Do đó, khi bị ta vây đánh ở ÐBP, Pháp không còn đủ lực lượng lớn để lên ứng cứu. Ở chiến trường Nam Bộ, theo chủ trương của Bộ Chính trị, Trung ương Cục cũng đã chỉ đạo dốc toàn lực đẩy nhanh nhịp độ tiến công để phối hợp với chiến dịch ÐBP. Các đơn vị chủ lực của Khu và các tỉnh đã kết hợp với LLVT địa phương tiến công vào vùng địch hậu các tỉnh. Với nhiều hình thức như phục kích, tập kích, công đồn, các LLVT Nam Bộ đã diệt nhiều sinh lực địch, phá nhiều đồn bốt. Trong cả nước, nhân dân từ nam chí bắc, từ thành thị đến nông thôn liên tiếp mở nhiều cuộc đấu tranh, vùng lên diệt ác, phá tề, giành quyền làm chủ. Những cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế, văn hóa liên tiếp nổ ra, làm cho hậu phương của kẻ thù luôn bị náo động.
Ðại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ức của mình: "Chưa bao giờ, người dân Việt Nam đi ra trận nhiều như vậy. Chưa bao giờ người thanh niên ta đi đến nhiều nơi như vậy, biết thêm nhiều địa phương xa lạ của đất nước như vậy. Từ đồng bằng đến rừng núi, trên con đường lớn và các đường con, trên các dòng sông, các ngọn suối, đâu đâu cũng rộn rịp hẳn lên: cả một hậu phương đang tuôn người, tuôn của ra mặt trận để cùng quân đội ra mặt trận tiêu diệt địch, giải phóng đất nước. Hàng nghìn thư từ, điện từ các địa phương gần xa ngày ngày gửi đến trận địa ÐBP... Toàn dân ta, giai cấp công nhân, nông dân lao động, anh chị em thanh niên, trí thức, mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều đã đáp lời kêu gọi của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh..."(4).
Vài nét về Điện Biên Phủ  (09/04/2009)
Câu chuyện về thắng - thua hay bồ câu - diều hâu  (09/04/2009)
Chính phủ Nga đưa ra kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế, tài chính  (09/04/2009)
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập ILO  (09/04/2009)
Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2009  (09/04/2009)
Xuất, nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2009  (09/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên