Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chất lượng, tâm huyết với nghề
Phát biểu tại Hội nghị, ghi nhận và biểu dương những kết quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2016-2017 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian qua Học viện đã nỗ lực không ngừng trong hoạt động đào tạo, giảng dạy. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Học viện đã kịp thời đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cập nhật các nội dung văn kiện Đại hội XII và các nghị quyết Trung ương khóa XII; bổ sung những nội dung mới, những vấn đề quốc tế và trong nước đang tác động đến đời sống mọi mặt của đất nước. Nhờ đó, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có tính thực tiễn cao hơn, mang hơi thở của cuộc sống, bám sát nhu cầu của người học.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, Học viện cần thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật để nhận thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đề nghị, trong năm học 2017- 2018, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần tiếp tục rà soát toàn diện các mặt hoạt động của Học viện trên cơ sở bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần triển khai xây dựng Đề án: “Tiếp tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, theo phương châm cơ bản, hệ thống, hiện đại và thực tiễn. Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gắn với các chương trình nghiên cứu về những giải pháp đột phá nhằm thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược… Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần đặc biệt quan tâm việc xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có chất lượng, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có phương pháp giảng dạy và tâm huyết với nghề…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thống nhất phương hướng năm học 2017-2018 là: Tập trung đổi mới căn bản nội dung, chương trình các hệ đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực, sát hợp với đối tượng và mục tiêu đào tạo, vừa đảm bảo tính khoa học, cơ bản về hệ thống, vừa tăng cường tính hiện đại, thực tiễn phù hợp với từng chuyên ngành; đổi mới phương thức quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Cùng với đó, Học viện thực hiện đào tạo toàn diện, chú trọng cả nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy khoa học và năng lực tổng kết thực tiễn, trau dồi đạo đức, lối sống; phát huy cao độ tính chủ động, tích cực, khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo của người học, có phương pháp giảng dạy hiện đại.
Năm học 2016-2017, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành tuyển sinh, khai giảng, mở các hệ lớp cao cấp lý luận Chính trị, lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh, đào tạo đại học, sau đại học.
Riêng đối với hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị năm học 2016-2017, Học viện đã mở 70 lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung với 2.894 học viên đã tốt nghiệp; mở 5 lớp hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị với 665 học viên đã tốt nghiệp; khai giảng 112 lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung với 9.850 học viên, bế giảng 97 lớp với 7.843 học viên. Tính đến tháng 6-2017, số lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung mà Học viện đang quản lý là 129 lớp với 10.499 học viên. Với các lớp đã bế giảng, tỷ lệ học viên đạt kết quả tốt đạt 10-15%, đảm bảo đúng quy chế, quy định./.
Chủ tịch nước tiếp cựu binh Belarus từng công tác ở Việt Nam  (26/06/2017)
Người Việt tại Ấn Độ và Nepal hướng về biển đảo quê hương  (26/06/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-6-2017)  (26/06/2017)
Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Tư pháp hai nước Việt Nam-Lào  (26/06/2017)
Xây dựng Hải Phòng thành cực tăng trưởng của vùng bằng vốn xã hội hóa  (26/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên