Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội
Ngày 28-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo “Chương trình nhà ở và các giải pháp thực thi hiệu quả”. Cùng dự hội thảo có nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và đại diện của hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cùng bàn về các chính sách pháp luật, cơ chế tài chính, đất đai, nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình nhà ở xã hội.
Những nội dung trọng tâm của hội thảo được tập trung thảo luận là: Làm sao để tăng nguồn cung về nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, người nghèo; những đề xuất mô hình cụ thể phát triển nhà ở cho người tại khu vực đô thị; Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách nào để khuyến khích, phát triển cho người thu nhập thấp …
Theo kết quả khảo sát của Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở gần đây tại một số đô thị cho thấy, tuy mỗi năm cả nước có thêm 30 triệu m2 nhà ở, nhưng phần lớn thị trường nhà ở thời gian qua chỉ chú trọng vào nhóm nhà ở cao cấp. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động, công chức, sinh viên.
Hơn 30% hộ gia đình có diện tích nhà ở dưới 36m², trên10%số hộ ở trong những căn nhà tạm bợ, chỉ có 25% hộ gia đình có nhà kiên cố. Không ít hộ gia đình thu nhập thấp phải tận dụng không gian nhà ở chật hẹp của mình để làm dịch vụ mua bán. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng để xây dựng nhà ở cho tất cả các đối tượng thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở khu vực đô thị. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, để giải quyết được vấn đề bức xúc đó, không chỉ cần những chính sách, cơ chế liên quan đến nhà ở mà phải có sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản.
Các doanh nghiệp bất động sản cần tiếp tục đầu tư mạnh hơn để xây dựng các khu nhà ở giá rẻ, chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhất là trong điều kiện thị trường nhà ở giá cao đang “tạm đóng băng” thì các doanh nghiệp cần điều chỉnh phân khúc thị trường để tận dụng thời điểm giá vật liệu xây dựng giảm, giá nhân công rẻ, cũng như hưởng ứng chương trình xây dựng nhà ở xã hội của Chính phủ, để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở giá vừa phải.
Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo đã đưa ra những giải pháp phát triển nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội. Đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản nêu ý kiến: Đối với các đối tượng thu nhập thấp là cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách thì Nhà nước trực tiếp đầu tư hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội để cho thuê hoặc thuê mua; đồng thời nghiên cứu cơ chế nhà giá thấp có diện tích trung bình và nhỏ để bán trả góp. Đồng thời cần phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà cho từng loại đối tượng ngay khi lập quy hoạch; các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quy hoạch, kiến trúc nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Nhiều ý kiến đều thống nhất việc tạo lập nhà ở cho sinh viên, công nhân là trách nhiệm của Nhà nước, do đó Nhà nước phải là lực lượng tiên phong trong công việc bức xúc này, để có quỹ “đất sạch”, Nhà nước phải đứng ra đền bù giải tỏa…
Theo ông Mai Đức Chính, giải pháp để phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng trên là, Nhà nước phải có quỹ “đất sạch” được hình thành từ đất công hoặc Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, sau đó cho doanh nghiệp thuê với mức ưu đãi và thời gian kéo dài từ 20 năm trở lên thì các doanh nghiệp mới “mặn mà” tham gia và có thể hạ giá thành sản phẩm.
Bộ Xây dựng sẽ kiến nghị các giải pháp để rút ngắn thủ tục thẩm định dự án, thủ tục giao đất, miễn giảm tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ bàn với các bộ, ngành liên quan để tạo điều kiện cho người thu nhập thấp được vay tiền với lãi suất thấp và thời gian trả nợ được kéo dài hơn nhằm “kích cầu” thị trường nhà ở giá rẻ./.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội  (01/03/2009)
Vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, chia sẻ  (28/02/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị ASEAN 14  (28/02/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 796 (2-2009)  (28/02/2009)
Giới thiệu chính sách mới trên các số Công báo ra từ ngày 26-1-2009 đến ngày 14-2-2009  (28/02/2009)
Chuyến công du gây nhiều suy đoán  (28/02/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên