Quản lý chiến lược mục tiêu phát triển bền vững từ cách tiếp cận tư duy hệ thống
Tham gia Hội thảo có GS, TS. Fredmund Malik, người sáng lập và là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Malik; PGS, TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phụ trách điều hành Học viện Hành chính quốc gia; PGS, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý, giảng dạy của ba cơ quan đồng chủ trì Hội thảo và các cơ quan, ban, ngành, địa phương.
TS. Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tham gia đồng chủ trì và trình bày tham luận tại Hội thảo.
PGS, TS. Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Triệu Văn Cường nêu rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập, trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới, một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Kinh tế Việt Nam chịu những tác động trước những biến động của kinh tế thế giới. Khi hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là khi Việt Nam đã tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),… thì yêu cầu đặt ra là phải cơ cấu lại nền kinh tế, nền hành chính nhà nước và các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp sao cho hoạt động có hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Trong những tiến trình này, nền hành chính nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến việc xây dựng, vận hành và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng, với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp, phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế để kinh tế - xã hội đất nước phát triển nhanh, bền vững. Cũng trong quá trình đó, vấn đề quản trị và lãnh đạo đóng vai trò định hướng, dẫn dắt để tạo ra chiến lược phát triển, phù hợp với mục tiêu của từng tổ chức, đơn vị, địa phương và của quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Bối cảnh đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tư duy hệ thống nhằm đưa ra những giải pháp xử lý, giải quyết vấn đề mang tính tổng thể, lồng ghép, liên ngành, liên vùng địa phương với mục tiêu chung là không chỉ xử lý tận gốc vấn đề (hiện nay, trong công tác lãnh đạo, quản lý vẫn còn phổ biến tình trạng chỉ quan tâm xử lý triệu chứng), mà còn có thể xử lý được từng vấn đề cụ thể, điển hình để bảo đảm cho hệ thống hoạt động hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế.
Hội thảo quốc tế: Quản lý chiến lược mục tiêu phát triển bền vững từ cách tiếp cận tư duy hệ thống và điều khiển học - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm tạo diễn đàn chia sẻ những cách tiếp cận mới để nâng cao hiệu quả quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, của nền kinh tế và hành chính nhà nước. Đây là một tín hiệu, một khởi động quan trọng về việc tiếp cận tư duy hệ thống trong quản lý mục tiêu chiến lược phát triển bền vững.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 40 tham luận của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương, bộ, ban, ngành và địa phương; đại diện các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên; đại diện lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp,… Đặc biệt là các tham luận của GS, TS. Fredmund Malik - nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu ở châu Âu và thế giới. Năm 1997, GS, TS. Fredmund Malik là người đầu tiên dự báo về “Những biến đổi vĩ đại của thế kỷ XXI” mà chúng ta đang trải nghiệm hôm nay.
Các tham luận trình bày tại Hội thảo: Giới thiệu tổng quan về “Những biến đổi vĩ đại của thế kỷ XXI” và các phương pháp quản lý hệ thống Malik; Đề xuất khung thể chế, cơ chế quản lý chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam thông qua các phương pháp quản lý hệ thống Malik của GS, TS. Fredmund Malik hay tham luận Tiếp cận tư duy hệ thống xây dựng thành phố sinh thái, thành phố kinh tế ECO2 của TS. Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an,… đã thu hút nhiều sự quan tâm, trao đổi của các nhà khoa học.
Nhìn chung, các tham luận gửi về Hội thảo cũng như các ý kiến trao đổi, thảo luận tập trung vào ba nội dung cơ bản có liên quan sau:
- Những thông tin cơ bản về quản lý và phát triển chiến lược từ cách tiếp cận tư duy hệ thống và điều khiển học;
- Những thách thức đối với quản lý, quản trị và lãnh đạo trong bối cảnh của sự gia tăng tính phức tạp và động thái thay đổi của các hệ thống liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt trong việc xây dựng nền hành chính phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế, các tập đoàn, doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững;
- Bài học kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế đối với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, lãnh đạo, đặc biệt là xây dựng nền hành chính nhà nước dựa vào tư duy hệ thống phục vụ mục tiêu phát triển bền vững./.
Phiên họp thứ 25 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương  (17/03/2016)
“Trung ương luôn sát cánh cùng bà con vùng hạn mặn vượt khó khăn”  (17/03/2016)
Tự làm khó mình  (17/03/2016)
Không thể xem nhẹ vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông  (17/03/2016)
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam  (17/03/2016)
Đã giới thiệu 197/198 ứng viên đại biểu Quốc hội tại Trung ương  (17/03/2016)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên