Bài học từ Cách mạng Tháng Tám vận dụng cho phát triển đất nước
Ngày 24-8, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội thảo quốc gia “70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển (1945-2015)” với sự tham gia của 300 đại biểu, các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện cho các bộ, ban, ngành, trường đại học và nhiều nhà khoa học trong cả nước.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trương ương cho rằng đây là hội thảo quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc, được tổ chức trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đang được triển khai mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh khẳng định tất cả những thành tựu to lớn đã đạt được trong suốt 70 năm qua, nhất là trong gần 30 năm đổi mới, đều bắt nguồn từ những nền tảng đầu tiên là thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Những bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám sẽ được các thế hệ người Việt Nam đào sâu suy nghĩ, chiêm nghiệm và vận dụng. Nhưng phải chăng, bài học lớn nhất có ý nghĩa thời sự sâu sắc nhất là khẳng định sự lãnh đạo kiên định và sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi khi thời cơ chín muồi trong một khoảng thời gian rất ngắn, không để lỡ thời cơ, không thể đến sớm hơn và cũng không thể muộn hơn.
Tình hình thế giới hiện nay đang có những biến chuyển sâu sắc, khó đoán định. Đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội, thuận lợi, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức đan xen, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, các giá trị lịch sử và tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các nhà khoa học tập trung làm rõ hơn nữa giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam; những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của sự kiện này đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và đối với phong trào cách mạng trên thế giới nói chung.
Vấn đề nữa là cần tập trung làm rõ những bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước trong 70 năm qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, nhất là đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và những bài học lịch sử quý giá được đúc rút từ thực tiễn, hội thảo chủ động đề xuất những giải pháp để Đảng, Nhà nước và nhân dân tiếp tục phấn đấu hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc tạo ra cơ hội và nắm bắt thời cơ hợp tác quốc tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước, thì bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng đất nước vẫn còn nguyên giá trị.
Nhìn nhận những cơ hội và thách thức đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và về truyền thống lịch sử và văn hóa cần được xem như một trong những nguồn lực quan trọng trong việc định hướng và xây dựng đất nước trong thời gian tới.
Giáo sư - tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trên cơ sở nội dung của 70 tham luận, với quan điểm khách quan khoa học, cách tiếp cận hiện đại, có hệ thống và những nguồn tư liệu mới, toàn diện với nhiều chiều cạnh khác nhau, hội thảo tập trung làm rõ bốn vấn đề, khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, một nội dung lớn được xác định là điểm mới và là nét khác biệt so với những nghiên cứu và các kỳ hội thảo trước là phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9 trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước 70 năm qua trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Các báo cáo tham luận cũng chỉ ra một thực tế là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh những thời cơ, vận hội luôn song hành với những khó khăn, thách thức. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc từ Cách mạng Tháng Tám vẫn là nội dung xuyên suốt mang tính nguyên tắc, khoa học trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 17 đến ngày 23-8-2015  (24/08/2015)
Xét tuyển đại học năm 2015 - Ý kiến từ hiệu trưởng các trường đại học  (23/08/2015)
Hội nghị cấp cao Kinh doanh ASEAN-EU lần thứ 4 tại Malaysia  (23/08/2015)
Hàn Quốc, Triều Tiên tiếp tục hội đàm cấp cao nhằm giải quyết bất đồng  (23/08/2015)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt các thủ khoa xuất sắc  (23/08/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên