Chiến lược kinh tế “châu Âu 2020”
TCCSĐT - Trong 2 ngày 25 và 26-3 tại Bruc-xen, Bỉ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh mùa xuân 2010 của Liên minh châu Âu (EU). Lãnh đạo 27 nước thành viên EU không chỉ đạt được một thỏa thuận chính trị về việc hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, mà còn thông qua một chiến lược kinh tế mới: Chiến lược "Châu Âu 2020". Hội nghị này được Chủ tịch Liên minh châu Âu Hec-man Van Rôm-pơi (Herman Van Rompuy) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso) đánh giá là rất thành công.
Lãnh đạo cấp cao của 27 nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh mùa xuân 2010 tại Bruc-xen đã thông qua về tổng thể bản dự thảo chiến lược kinh tế mới của toàn bộ Liên minh châu Âu: Chiến lược "Châu Âu 2020", do Ủy ban châu Âu soạn thảo và trình bày. Kế hoạch này được soạn thảo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực, bảo đảm việc làm, và xây dựng một nền kinh tế sạch, thân thiện với môi trường. Ông G.M.Ba-rô-xô cho biết “Chiến lược đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi” của các nước thành viên.
Chiến lược "Châu Âu 2020" xác định ba động lực chính của tăng trưởng kinh tế là: tăng trưởng hợp lý (thúc đẩy phát triển tri thức, sáng tạo, giáo dục và xã hội số); tăng trưởng bền vững (sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nâng cao khả năng cạnh tranh); và tăng trưởng liên kết (tăng việc làm và chống đói nghèo).
Ngoài ra, tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo EU cũng đưa ra quan điểm của EU trong các cuộc đàm phán về chống biến đối khí hậu. EU đã đơn phương cam kết đến năm 2020 giảm ít nhất 20% (so với mức của năm 1990) các phát thải khí nhà kính, EU cũng lên tiếng sẵn sàng nâng mức thanh khoản lên đến 30% nếu các nước khác cũng sẵn sàng tăng thêm trách nhiệm của mình.
Tại Hội nghị, ý tưởng dần hình thành một “chính phủ kinh tế” chuyên biệt nhằm tăng cường sức mạnh của khu vực đồng euro do Pháp và Đức - hai nền kinh tế đàu tàu của EU đưa ra, chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trong khu vực đồng ơ-rô.
Về đề xuất của EU tại hội nghị thượng đỉnh "G-20" sắp tới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu - ông Ba-rô-xô, người được giao soạn thảo bản đề xuất này nhấn mạnh “sự thống nhất của EU trong G-20 là rất quan trọng”, tuy nhiên, ông cũng bộc bạch với báo giới rằng, hiện nay, không phải tất cả các thành viên của “câu lạc bộ” này đều ủng hộ việc tiếp tục các cuộc cải cách tài chính cũng như kiểm soát tài chính và chống chủ nghĩa bảo hộ.
Ông Ma-nu-en Ba-rô-xô cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc triển khai hệ thống kiểm soát tài chính siêu quốc gia ở cấp EU vào tháng 1 năm 2011. Việc thành lập hệ thống này đã được các nhà lãnh đạo các nước thành viên EU thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 12 năm 2009 tại Bruc-xen. Để giám sát các thị trường tài chính, sẽ thiết lập trong EU hai cơ quan: một cơ quan chuyên phân tích một cách tổng thể toàn bộ hệ thống tài chính, còn cơ quan kia sẽ nghiên cứu, phân tích những rủi ro trong các lĩnh vực tài chính cụ thể như: ngân hàng, bảo hiểm, trợ cấp, và trên thị trường chứng khoán - trong cơ cấu của nó, sẽ có 3 nhóm tương ứng có trách nhiệm phối hợp hài hoà các thủ tục điều tiết thị trường tài chính giữa các quốc gia, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và phối hợp hành động giữa các cơ quan điều phối trong trường hợp khủng hoảng, chẳng hạn như khi có vấn đề xảy ra với một ngân hàng lớn, hoạt động tại các nước khác nhau trong EU./.
Thái Nguyên phát huy lợi thế, vượt khó, vững bước đi lên  (31/03/2010)
Đồng thuận xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn  (31/03/2010)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp; Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng hội kiến Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào  (31/03/2010)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Tanzania phát triển nông nghiệp  (31/03/2010)
Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước  (31/03/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên