Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
20:54, ngày 12-04-2014
TCCSĐT - Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm... Trong lộ trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2014 - 2015, việc huy động nguồn lực xã hội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia để giảm nghèo bền vững tiếp tục được Chính phủ coi là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược của đất nước.
Quán triệt tinh thần đó, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội, Chính phủ vẫn tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình giảm nghèo với mức hỗ trợ cao hơn; chính sách được mở rộng hơn, bao gồm cả một số chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; kinh phí năm sau cao hơn năm trước; người nghèo được tiếp cận thuận lợi, đa chiều hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước, góp phần duy trì mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước bình quân 2%/năm.
Để có được thành tựu như trên, việc huy động và sử dụng nhiều nguồn lực có hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo. Nhìn lại 3 năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Chương trình giảm nghèo cũng đã huy động được nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, của cộng đồng dân cư thông qua cuộc vận động Quỹ “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo được đa dạng hóa
Từ sự định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu giúp Chính phủ ban hành nhiều chính sách và được ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế và toàn xã hội để giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo trong 3 năm (2011 - 2013) là gần 365.000 tỷ đồng (năm 2011 là 151.427 tỷ đồng, năm 2012 là 161.738 tỷ đồng, năm 2013 khoảng 51.825 tỷ đồng), trong đó, ngân sách nhà nước là 121.261 tỷ đồng, chiếm 33,22% tổng nguồn vốn, với các nội dung như bố trí cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135-II, Nghị quyết 30a,…; bố trí để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở.... Ngoài ra, còn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn trái phiếu Chính phủ là 150.000 tỷ đồng, chiếm 41,1% tổng nguồn vốn; vốn hợp tác quốc tế thông qua các dự án giảm nghèo của WB, ADP, UNDP đầu tư cho các huyện, xã nghèo khoảng 1.900 tỷ đồng; nguồn lực được bố trí lồng ghép các chương trình, dự án cho mục tiêu giảm nghèo; “Quỹ vì người nghèo” được hình thành ở 4 cấp đã huy động được trên 2.458 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo... Hộ nghèo còn được hưởng chính sách ưu đãi từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 87.261 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng nguồn vốn, như ưu đãi hộ nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động, dự án quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp đã hỗ trợ các huyện nghèo với tổng số tiền hỗ trợ từ năm 2009 đến nay lên mức 2.206 tỷ đồng, giải ngân được 1.927 tỷ đồng, đạt 87,35% so với tổng số vốn cam kết hỗ trợ.
Chương trình giảm nghèo được lồng ghép với các chính sách hỗ trợ người nghèo khác
Các chính sách giảm nghèo ở nước ta đã hình thành một hệ thống, tiếp cận đa ngành (y tế, giáo dục, nông nghiệp, lâm nghiệp, lao động, xây dựng, tín dụng…), tác động khá toàn diện vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống người nghèo; thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó dành ưu tiên cho vùng miền núi, hải đảo, biên giới, ven biển, nông thôn; hướng cụ thể đến nhiều nhóm đối tượng như người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, nhóm phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật… Các chính sách được thiết kế và tổ chức thực hiện đa cấp, đa quy mô - chương trình quy mô quốc gia (chương trình cấp quốc gia, chính sách chung); vùng địa lý - kinh tế (chương trình, chính sách vùng); nhóm đối tượng (chính sách can thiệp cụ thể đối với một số nhóm dân tộc thiểu số) và lĩnh vực (chính sách y tế, giáo dục, dạy nghề,…); các chính sách không chỉ can thiệp trực tiếp hỗ trợ nhóm nghèo mà còn cho cả nhóm cận nghèo (có tính phòng ngừa) và hỗ trợ nhóm mới thoát nghèo để giảm nguy cơ tái nghèo.
Thông qua thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chính sách, chương trình, dự án cho mục tiêu giảm nghèo, người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo đã được hưởng lợi nhiều hơn từ sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng, đa dạng hóa nguồn lực của xã hội cho giảm nghèo. Ngoài Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 13/2011/QH13 về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, trong đó phần lớn kinh phí bố trí cho các chương trình này đều ưu tiên hỗ trợ cho các vùng khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện (không bao gồm kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo) khoảng 248.800 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 84.883 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và nguồn vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19-5-2011 về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó khẳng định:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, áp dụng đối với hộ nghèo trong cả nước như: chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ hưởng thụ văn hóa, thông tin… cho hộ nghèo, người nghèo trên phạm vi cả nước, ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.
- Xây dựng, ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù tập trung cho huyện nghèo; xã nghèo; hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn. Các chính sách giảm nghèo được rà soát, bổ sung sửa đổi bảo đảm tính hệ thống, chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành theo chức năng được giao để hạn chế sự chồng chéo, chia cắt trong thực hiện chính sách. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo chỉ tổ chức một Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo, các thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 là 27.509 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 20.509 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 4.000 tỷ đồng; vốn viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 3.000 tỷ đồng (theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg, ngày 08-10-2012, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015).
Giải pháp tiếp tục huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015
Để huy động được tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả một số giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong nước, quốc tế, huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo. Khuyến khích Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; xây dựng “Quỹ khuyến học”; vận động thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hai là, thống nhất đầu mối quản lý các chương trình, chính sách theo hướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương chỉ quản lý mục tiêu, hỗ trợ nguồn lực, hướng dẫn thực hiện, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, phổ biến, nhân rộng điển hình; địa phương chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực, tổ chức thực hiện; nâng cao năng lực thực thi chính sách của cấp cơ sở.
Ba là, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này.
Bốn là, khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và mô hình sản xuất; đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm là, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Việc huy động vốn từ các nguồn khác, cần quan tâm coi trọng huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và các kênh vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Sáu là, hướng dẫn và cùng với các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Sử dụng mô hình việc làm công tại các xã, thôn, bản có xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (sử dụng nhân công là lao động nghèo tại chỗ để tạo thu nhập cho người nghèo từ chính các công trình, dự án trên địa bàn).
Bảy là, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nguồn lực ở các cấp ngành, địa phương, bảo đảm sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu của chương trình đề ra; hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân một cách minh bạch, hiệu quả.
Sự nghiệp giảm nghèo ở nước ta luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng; công tác giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn là mục tiêu xuyên suốt trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần phải huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để cùng với nguồn lực của Nhà nước tạo ra nguồn lực to lớn nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về giảm nghèo. Nguồn lực của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và mang tính xúc tác, còn nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế có vai trò quan trọng góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững./.
Để có được thành tựu như trên, việc huy động và sử dụng nhiều nguồn lực có hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo. Nhìn lại 3 năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Chương trình giảm nghèo cũng đã huy động được nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, của cộng đồng dân cư thông qua cuộc vận động Quỹ “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo được đa dạng hóa
Từ sự định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu giúp Chính phủ ban hành nhiều chính sách và được ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế và toàn xã hội để giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo trong 3 năm (2011 - 2013) là gần 365.000 tỷ đồng (năm 2011 là 151.427 tỷ đồng, năm 2012 là 161.738 tỷ đồng, năm 2013 khoảng 51.825 tỷ đồng), trong đó, ngân sách nhà nước là 121.261 tỷ đồng, chiếm 33,22% tổng nguồn vốn, với các nội dung như bố trí cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135-II, Nghị quyết 30a,…; bố trí để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở.... Ngoài ra, còn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn trái phiếu Chính phủ là 150.000 tỷ đồng, chiếm 41,1% tổng nguồn vốn; vốn hợp tác quốc tế thông qua các dự án giảm nghèo của WB, ADP, UNDP đầu tư cho các huyện, xã nghèo khoảng 1.900 tỷ đồng; nguồn lực được bố trí lồng ghép các chương trình, dự án cho mục tiêu giảm nghèo; “Quỹ vì người nghèo” được hình thành ở 4 cấp đã huy động được trên 2.458 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo... Hộ nghèo còn được hưởng chính sách ưu đãi từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 87.261 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng nguồn vốn, như ưu đãi hộ nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động, dự án quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp đã hỗ trợ các huyện nghèo với tổng số tiền hỗ trợ từ năm 2009 đến nay lên mức 2.206 tỷ đồng, giải ngân được 1.927 tỷ đồng, đạt 87,35% so với tổng số vốn cam kết hỗ trợ.
Chương trình giảm nghèo được lồng ghép với các chính sách hỗ trợ người nghèo khác
Các chính sách giảm nghèo ở nước ta đã hình thành một hệ thống, tiếp cận đa ngành (y tế, giáo dục, nông nghiệp, lâm nghiệp, lao động, xây dựng, tín dụng…), tác động khá toàn diện vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống người nghèo; thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó dành ưu tiên cho vùng miền núi, hải đảo, biên giới, ven biển, nông thôn; hướng cụ thể đến nhiều nhóm đối tượng như người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, nhóm phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật… Các chính sách được thiết kế và tổ chức thực hiện đa cấp, đa quy mô - chương trình quy mô quốc gia (chương trình cấp quốc gia, chính sách chung); vùng địa lý - kinh tế (chương trình, chính sách vùng); nhóm đối tượng (chính sách can thiệp cụ thể đối với một số nhóm dân tộc thiểu số) và lĩnh vực (chính sách y tế, giáo dục, dạy nghề,…); các chính sách không chỉ can thiệp trực tiếp hỗ trợ nhóm nghèo mà còn cho cả nhóm cận nghèo (có tính phòng ngừa) và hỗ trợ nhóm mới thoát nghèo để giảm nguy cơ tái nghèo.
Thông qua thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chính sách, chương trình, dự án cho mục tiêu giảm nghèo, người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo đã được hưởng lợi nhiều hơn từ sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng, đa dạng hóa nguồn lực của xã hội cho giảm nghèo. Ngoài Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 13/2011/QH13 về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, trong đó phần lớn kinh phí bố trí cho các chương trình này đều ưu tiên hỗ trợ cho các vùng khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện (không bao gồm kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo) khoảng 248.800 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 84.883 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và nguồn vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19-5-2011 về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó khẳng định:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, áp dụng đối với hộ nghèo trong cả nước như: chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ hưởng thụ văn hóa, thông tin… cho hộ nghèo, người nghèo trên phạm vi cả nước, ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.
- Xây dựng, ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù tập trung cho huyện nghèo; xã nghèo; hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn. Các chính sách giảm nghèo được rà soát, bổ sung sửa đổi bảo đảm tính hệ thống, chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành theo chức năng được giao để hạn chế sự chồng chéo, chia cắt trong thực hiện chính sách. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo chỉ tổ chức một Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo, các thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 là 27.509 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 20.509 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 4.000 tỷ đồng; vốn viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 3.000 tỷ đồng (theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg, ngày 08-10-2012, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015).
Giải pháp tiếp tục huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015
Để huy động được tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả một số giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong nước, quốc tế, huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo. Khuyến khích Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo như phong trào “Ngày vì người nghèo”; phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; xây dựng “Quỹ khuyến học”; vận động thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hai là, thống nhất đầu mối quản lý các chương trình, chính sách theo hướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương chỉ quản lý mục tiêu, hỗ trợ nguồn lực, hướng dẫn thực hiện, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, phổ biến, nhân rộng điển hình; địa phương chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực, tổ chức thực hiện; nâng cao năng lực thực thi chính sách của cấp cơ sở.
Ba là, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này.
Bốn là, khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xã nghèo tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và mô hình sản xuất; đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động nghèo vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm là, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Việc huy động vốn từ các nguồn khác, cần quan tâm coi trọng huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp và các kênh vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Sáu là, hướng dẫn và cùng với các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Sử dụng mô hình việc làm công tại các xã, thôn, bản có xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (sử dụng nhân công là lao động nghèo tại chỗ để tạo thu nhập cho người nghèo từ chính các công trình, dự án trên địa bàn).
Bảy là, thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình tổ chức thực hiện nguồn lực ở các cấp ngành, địa phương, bảo đảm sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu của chương trình đề ra; hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân một cách minh bạch, hiệu quả.
Sự nghiệp giảm nghèo ở nước ta luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng; công tác giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn là mục tiêu xuyên suốt trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần phải huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để cùng với nguồn lực của Nhà nước tạo ra nguồn lực to lớn nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về giảm nghèo. Nguồn lực của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và mang tính xúc tác, còn nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế có vai trò quan trọng góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững./.
Thành lập Hội đồng Tư vấn thẩm định việc triển khai Hiến pháp  (12/04/2014)
Chủ tịch nước xúc động gặp lại chiến sỹ bị địch bắt, tù đày  (12/04/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Thụy Điển  (12/04/2014)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế  (11/04/2014)
Sơ kết thực hiện nghị quyết Trung ương 6 ở các tỉnh phía Nam  (11/04/2014)
Triển khai đề án đưa 500 trí thức trẻ về nông thôn, miền núi  (11/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay