Công tác phát triển đảng ở vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa tại Đồng Nai
Phát triển đảng trong đồng bào có đạo là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Quán triệt tinh thần trên, Đồng Nai nỗ lực thực hiện lĩnh vực này. Những việc làm hiệu quả vừa qua đang trở thành động lực để Đồng Nai tiếp tục làm tốt hơn nữa.
Công tác phát triển đảng trong đồng bào có đạo Thiên chúa và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh có đồng bào theo đạo chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Đồng bào các tôn giáo chiếm tỷ lệ 52% trên tổng số dân của tỉnh, trong đó tín đồ Thiên Chúa giáo khoảng 800.000 người, chiếm 32,6% số dân toàn tỉnh, 12% số tín đồ Thiên Chúa giáo của cả nước. Đã từ lâu, Tỉnh ủy Đồng Nai xác định, làm tốt công tác tôn giáo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và đặc biệt quan trọng của toàn Đảng bộ. Các chủ trương, chương trình về công tác tôn giáo của tỉnh đều dành sự ưu tiên đặc biệt chăm lo phát triển kinh tế- xã hội, ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào có đạo.
Tính đến ngày 30-9-2006 Tỉnh ủy Đồng Nai sơ kết thực hiện Quy định 123-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh có 33.936 đảng viên, sinh hoạt tại 851 tổ chức cơ sở đảng; 1.009 đảng viên có đạo, trong đó 759 đảng viên theo Thiên Chúa giáo, chiếm tỷ lệ 2,24%.
Nhiều năm qua, Tỉnh ủy đã coi công tác phát triển đảng viên trong người có đạo là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng có đồng bào có đạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, xóa được những ấp (khu phố) chưa có đảng viên. Hằng năm, các cấp ủy trực thuộc tỉnh đều xây dựng kế hoạch phát triển Đảng và giao chỉ tiêu cụ thể cho các chi bộ, đảng ủy trực thuộc thực hiện. Qua phong trào thi đua lao động, học tập, công tác tại cơ sở, những quần chúng tiêu biểu được đoàn thể lựa chọn giới thiệu cho chi bộ xem xét đưa vào nguồn phát triển đảng và cử đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng do cấp ủy huyện tương đương tổ chức. Năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2006, tổ chức 42 lớp bồi dưỡng cho 4.196 quần chúng ưu tú dự học. Trong công tác tạo nguồn phát triển đảng, các cấp ủy luôn chú trọng đến những quần chúng ưu tú là người có đạo; những vùng có đông quần chúng có đạo sinh sống và những ấp (khu phố) chưa có đảng viên.
Kể từ khi có Quy định 123-QĐ/TW của Bộ Chính trị, việc thực hiện lấy ý kiến của quần chúng nơi cư trú đối với người có đạo xin vào Đảng, các cấp ủy đã tổ chức công khai ở tổ dân cư và được quần chúng, người thân trong gia đình, các vị chức sắc, chức việc đồng tình ủng hộ; tạo được sự thông hiểu, gắn bó mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng có đạo ở địa bàn cư trú.
Trong số 33.936 đảng viên sinh hoạt ở Đồng Nai có 1.009 đảng viên theo đạo, trong đó có 759 đảng viên theo Thiên chúa giáo, chiếm 2,24%.
Kết quả của công tác phát triển đảng từ lúc triển khai Quy định 123-QĐ/TW đến thời điểm sơ kết (30-9-2006), Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 317 đảng viên là người có đạo, trong đó đảng viên theo đạo Thiên Chúa là 274 người. Trong số đảng viên mới kết nạp có 74 đồng chí là nữ, tỷ lệ 23,43%; tốt nghiệp trung học phổ thông có 312 đồng chí, tỷ lệ 98,42%; trình độ cao đẳng và đại học có 183 đồng chí, tỷ lệ 57,73%. Các đảng bộ huyện kết nạp được nhiều đảng viên có đạo như Tân Phú, Trảng Bom, Thống Nhất...
Đảng viên có đạo, đa số đều nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng tôn giáo, các hành vi lợi dụng tôn giáo, các hoạt động mê tín dị đoan. Việc tham gia sinh hoạt tôn giáo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm, lối sống, tập tục của gia đình, người thân và quần chúng nơi có đạo cư trú. Khi tham gia sinh hoạt tôn giáo, luôn thực hiện nghiêm túc quy định của Trung ương và nhiệm vụ cấp ủy, chi bộ giao.
Hằng năm các tổ chức đảng đánh giá chất lượng đảng viên bằng sự kiểm điểm và có nhận xét của quần chúng, tỷ lệ đảng viên có đạo được công nhận đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm khoảng 58%, đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ khoảng 40%, số đảng viên vi phạm tư cách (phần lớn vi phạm do sinh con thứ 3), chỉ chiếm 2%.
Đến nay, chưa có đảng viên nào có đạo tham gia các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các hội đoàn tôn giáo.
Qua thực tiễn công tác phát triển đảng trong đồng bào có đạo Thiên Chúa và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai có thể khẳng định việc thực hiện Quy định 123-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả nhất định:
- Nhìn chung các cấp ủy đã triển khai tốt các quy định của Trung ương về chính sách tôn giáo. Điều này đã tạo ra không khí phấn khởi, tin tưởng hơn vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng; đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng ưu tú có đạo, từng bước xóa đi những mặc cảm tự ti và nhận thức chưa đúng của quần chúng có đạo (kể cả các vị chức sắc tôn giáo) đối với Đảng và chế độ.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng là người có đạo phấn đấu vào Đảng đạt được kết quả bước đầu khá thành công, nhiều quần chúng ưu tú là người có đạo (ngay cả các chức sắc tôn giáo) có nguyện vọng xin vào Đảng, được các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở lựa chọn giới thiệu để chi bộ xem xét, tạo nguồn phát triển đảng.
- Việc kết nạp quần chúng ưu tú là người có đạo vào Đảng đã tạo nguồn bổ sung thường xuyên cho công tác quy hoạch cán bộ tại địa phương, đơn vị; góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong hệ thống chính trị, phát triển tổ chức đảng và đảng viên tại địa phương, đơn vị.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Quy định 123-QĐ/TW của Bộ Chính trị vẫn còn một số hạn chế:
- Các cấp ủy và nhiều đảng viên ngại kết nạp quần chúng là người có đạo vào Đảng nên còn nhiều địa phương đảng viên là người có đạo chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí có địa phương chưa có đảng viên là người có đạo (thành phố Biên Hòa có 2 khu phố, huyện Định Quán có 2 ấp...)
- Việc quản lý giao nhiệm vụ cho đảng viên có đạo khi tham gia sinh hoạt tôn giáo ở một số nơi thiếu chặt chẽ, chưa bám sát quy định, hướng dẫn của Trung ương và tình hình của cơ sở để đề ra những quy định cụ thể thiết thực tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn được giao. Một số đảng viên chưa chủ động báo cáo với cấp ủy, chi bộ việc thực hiện nhiệm vụ khi tham gia sinh hoạt tôn giáo và những biểu hiện vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức tôn giáo nơi mình tham gia sinh hoạt.
Những đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác phát triển đảng
- Các tổ chức đảng và đảng viên tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng Quy định 123-QĐ/TW của Bộ Chính trị: luôn luôn quan tâm đến hoạt động xã hội của các giáo dân; thường xuyên tuyên truyền giáo dục, quản lý, giao nhiệm vụ cho đảng viên có đạo ngoài việc thực hiện nhiệm vụ người đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, khi tham gia sinh hoạt tôn giáo còn phải tích cực tuyên truyền vận động giáo dân và các chức sắc tôn giáo hiểu và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo; kịp thời nắm bắt, phát hiện báo cáo cấp ủy, chính quyền những hành vi lợi dụng tôn giáo, hoạt động tôn giáo trái pháp luật làm phương hại đến lợi ích quốc gia.
- Việc thực hiện công tác sơ kết theo Quy định 123-QĐ/TW phải theo định kỳ. Các cấp ủy phải tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo thực hiện tốt trách nhiệm, quyền hạn. Trong các buổi họp, các đảng viên có đạo phải thông báo với chi bộ về tình hình giáo dân của xứ đạo mà mình sinh hoạt đồng thời đưa ra những ý kiến của mình từ đây sẽ sớm tìm ra quần chúng ưu tú có đạo giới thiệu cho Đảng phục vụ cho công tác phát triển đảng và cũng là một kênh thông tin để cấp ủy nắm được tình hình chính trị - xã hội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng về tôn giáo, dân tộc cũng như Quy định của Đảng về kết nạp đảng viên đối với người có đạo phải được triển khai từ cấp cơ sở (đơn vị là tổ dân phố, khu phố, ấp), có tập trung trọng điểm vào các huyện: Hố Nai, Thống Nhất, như vậy quần chúng mới mạnh dạn xin vào Đảng. Việc đưa ra chương trình kết nạp các chức sắc tôn giáo vào Đảng nên sớm được thực hiện, như vậy sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác tôn giáo. Đối với đảng viên trước đây ra khỏi đạo để đứng vào hàng ngũ của Đảng trước khitriển khai Quy định 123-QĐ/TW nay có nguyện vọng muốn tham gia sinh hoạt tôn giáo trở lại nhằm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu tình cảm, lối sống, tập tục của gia đình, người thân và các giáo dân hơn thì tổ chức đảng cũng nên đồng ý cho đảng viên này được sinh hoạt tôn giáo trở lại nhưng phải chấp hànhnghiêm túc quy định của Đảng.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Về công tác tôn giáo, đã định hướng tốt công tác này; chúng ta đã ban hành “Pháp lệnh về tôn giáo” và chuẩn bị tiến tới xây dựng “Luật về tín ngưỡng, tôn giáo”. Để các văn bản trên được thực thi hiệu quả trong thực tế, ủy ban Mặt trận Tổ quốc tiếp tục chủ động chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức tôn giáo quán triệt thực hiện nghiêm túc. Việc xây dựng phải đi từ cơ sở (cấp tổ đảng, chi bộ) có tham khảo kỹ ý kiến đóng góp của các đảng viên có đạo.
Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, nhập khẩu giảm  (25/04/2008)
Năng lượng sẽ quyết định quyền lực trong trật tự thế giới mới  (25/04/2008)
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ VI  (24/04/2008)
Quán triệt quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.  (24/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên