Chính quyền địa phương với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Đời sống văn hóa cơ sở có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Để đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các cấp chính quyền ở cơ sở không chỉ cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm lớn lao của mình, mà còn cần có các bước tổ chức thực hiện cụ thể, sát thực tế.
1 - Vai trò của chính quyền (xã, phường, thị trấn) trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Chủ trương của Đảng ta về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở khẳng định: 1 - Vai trò của chính quyền cơ sở trong việc nắm vững, hiểu rõ tình hình địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư... ở địa phương; 2 - Văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân gian, các hình thức, nội dung sinh hoạt văn hóa mang màu sắc tôn giáo, dòng họ và của các dân tộc thiểu số với tư cách là những bộ phận hợp thành văn hóa dân tộc Việt Nam đều có nguồn gốc và hiện tồn ở các thôn, làng, bản, ấp, khu phố cụ thể; 3 - Việc xây dựng đời sống văn hóa nhằm mở rộng, nâng cao khả năng sáng tạo, tiếp nhận và thưởng thức văn hóa của công chúng đều là những việc phải bắt đầu từ con người, từ gia đình với tư cách là tế bào của cộng đồng dân cư; 4 - Muốn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn các di tích văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, đi đôi với đấu tranh chống các thói hư tật xấu, suy thoái đạo đức, ngăn ngừa văn hóa độc hại, cũng phải bắt đầu từ cơ sở với những thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư cụ thể; 5 - Đối với các địa phương có quần thể di tích văn hóa, lịch sử trở thành điểm tham quan, du lịch thì việc xây dựngđời sống, nếp sống văn hóa ở những nơi này còn có ý nghĩa bảo đảm sự yên tâm, thoải mái cho khách tham quan, du lịch.
Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa là nhiệm vụ của ngành văn hóa - thông tin, được phân cấp theo một hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương, cơ sở. ở cấp cơ sở, việc quản lý nhà nước về văn hóa không do một cơ quan chuyên trách riêng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, mà do ủy ban nhân dân thực hiện.
Yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa là yêu cầu đặt ra đối với cả về phía Nhà nước và phía cộng đồng dân cư. Nó là công việc của toàn dân, xây dựng chương trình, kế hoạch từ dân, do dân thực hiện, dân đóng góp và dân được hưởng. Nó đòi hỏi chính quyền và các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở vừa phải làm công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự đồng thuận và tự giác của người dân; vừa phải đứng ra tổ chức, chỉ đạo,hướng dẫn nhân dân thực hiện.
Để phân biệt rõ hơn điểm chung và khác giữa hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp cơ sở với việcxây dựng đời sống văn hóa ởcơ sở, cần làm rõ mấy khía cạnh:
- Những danh mục văn hóa thuộc trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở bao gồm: các di tích, khu di tích hoặc quần thể văn hóa, lịch sử được nhà nước công nhận như đình, chùa, đền, tượng đài, lăng tẩm; các công trình văn hóa do Nhà nước xây dựng hoặc do chính quyền đầu tư để phục vụ các hoạt động văn hóa của nhân dân như nhà văn hóa, cung thể thao, câu lạc bộ, v.v..
- Các hoạt động văn hóa thuộc sự quản lý của chính quyền cơ sở bao gồm: các hoạt động tổ chức lễ hội, hoạt độngdịch vụ văn hóa, hoạt động tuyên truyền, quảng bá,quảng cáo có nội dung văn hóa.
Muốn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cán bộ chính quyền cần thống nhất hiểu đời sống văn hóa bao gồm các hoạt động xem sách, đọc báo, nghe nhạc, xem phim, làm thơ, vẽ tranh, sinh hoạt các câu lạc bộ, thờ cúng, lễ hội, cưới xin, ma chay, giao tiếp, tham quan, du lịch, vui chơi giải trí, v.v.. Trong các nội dung và hình thức biểu hiện đó của đời sống văn hóa, có những nội dung, hình thức mà chính quyền cần có sự quan tâm để uốn nắn và quan trọng là để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động phục vụ, dịch vụ nhằm đápứng nhu cầu phong phú, đadạng của nhân dân địa phương trong lĩnh vực văn hóa.
2 - Tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Một là, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phải bắt đầu từ việc phổ biến nội dung, ý nghĩa trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Quy chế Dân chủ ở cơ sở, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cho nhân dân địa phương biết, rồi sau đó tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân để xây dựng, hoặc tiếp tục hoàn thiện hương ước, quy ước. Trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cần xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; đồng thời, xác định rõ nguồn ngân sách, hoặc khả năng tạo nguồn ngân sách cho việc xây dựng đó. Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân phụ trách văn - xã giao cho trưởng thôn, bản, ấp, tổ trưởng tổ dân phố phổ biến cho nhân dân địa phương biết nghị quyết của Hội đồng nhân dân và kế hoạch của ủy ban nhân dân về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Việc làm này vừa nhằm thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra và dân hưởng”, vừa nhằm giáo dục ý thức tự quản cho nhân dân.
Yêu cầu của việc xây dựng hương ước, quy ước có chất lượng là phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục địa phương và được ít nhất2/3 số dân cư nhất trí thông qua, nhất trí cam kết thực hiện.
Để bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, việc xây dựng gia đình văn hóa phải được chú trọng, coi đó là hạt nhân của đời sống văn hóa. Thực tế cho thấy, những nơi giữ vững được danh hiệu làng văn hóa, ấp văn hóa, phường văn hóa đều là những nơi có trên 2/3 số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Hai là, kịp thời thông tin, thông báo trên các phương tiện truyền thanh công cộng về những gương "người tốt, việc tốt", về sự biểu dương, khen thưởng của chính quyền, đoàn thể đối với những cá nhân, gia đình có thành tích đóng góp vào hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng và hoạt động khuyến học ở cơ sở. Đồng thời, phê phán các hoạt động cưới xin, ma chay theo lối hủ tục, lạc hậu và những hoạt động mê tín dị đoan.
Ba là, bảo đảm tính khách quan, công bằng, sự thuận tiện, hợp lý trong đầu tư xây dựng nhà văn hóa, câu lạc bộ, sân chơi...; công khai việc cấp phép cho các tổ chức, công dân làm dịch vụ văn hóa, kể cả việc quản lý nguồn thu, chi từ các hoạt động văn hóa và quỹ đóng góp của dân cho các hoạt động này. Hiện nay, các cấp cơ sở đang thực hiện cơ chế "một cửa", vì vậy những quy định, thủ tục, phí, lệ phí giải quyết các công việc của tổ chức và công nhân có nhu cầu hoạt động, làm dịch vụ văn hóa, như biểu diễn ca múa nhạc, chiếu vi-đi-ô, ka-ra-ô-kê, bán, cho thuê băng, đĩa hình, sách báo, tổ chức cầu cúng, lễ hội, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thờ tự và hoạt động tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm, ấn phẩm văn hóa... phải đượcniêm yết đầy đủ, rõ ràng, công khai ở trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn.
Bốn là, đối với những tình huống lớn, phức tạp liên quan đến văn hóa, chẳng hạn như vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, vấn đề tuyên truyền các luận thuyết xa lạ... mà chính quyền cơ sở không đủ thẩm quyền, khả năng xử lý thì chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời lên cấp trên cho ý kiến xử lý. Nếu các hoạt động văn hóa nào có biểu hiện vi phạm thuộc phạm vi quyền hạn xử lý của chính quyền cơ sở thì chính quyền cơ sở phải thực hiện sự chế tài theo quy định pháp luật.
Chính quyền cơ sở thường xuyên động viên trưởng thôn, bản, ấp, tổ trưởng tổ dân phố, các tổ chức cựu chiến binh, đoàn thanh niên, kể cả các tổ chức tôn giáo, ký hợp đồng cam kết bảo vệ các di tích, chứng tích văn hóa và các thiết chế văn hóa hiện diện tại các thôn, bản, ấp, khu phố. Mọi hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa của chính quyền cấp cơ sở đều phải thông qua hệ thống thông tin, báo cáo của trưởng thôn, bản, ấp, khu phố và của các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với chính quyền. Đây là một giải pháp vừa khắc phục tình trạng kiêm nhiệm của cán bộ, công chức cơ sở, vừa từng bước xã hội hóa các hoạt động quản lý, đề cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của người dân trong vấn đề giữ gìn, bảo quản tài sản chung.
Năm là, Chủ tịch ủy ban nhân dân giao cho Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân phụ trách văn - xã tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất (nếu có sự thông tin, phản ánh của nhân dân về các sai phạm) các hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Thành phần ban kiểm tra gồm có Phó Chủ tịch phụ trách văn - xã, cán bộ, công chức làm công tác văn - xã, công an, trưởng thôn, bản, ấp, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện Hội đồng nhân dân. Tùy theo mức độ vi phạm mà tiến hành nhắc nhở hoặc lập biên bản cảnh cáo, xử phạt hành chính (biên bản cần có chữ ký cam kết của các bên tham gia kiểm tra, xử phạt và của đương sự); hoặc lập hồ sơ gửi cơ quan pháp luật xử lý đối với các hành vi xâm phạm đất đai khuôn viên di tích văn hóa, trộm cắp, làm hư hỏng các di tích, chứng tích, vật phẩm văn hóa, đối với các hoạt động tàng trữ, buôn bán, tuyên truyền các sản phẩm văn hóa phản động, độc hại.
Sáu là, đẩy mạnh việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên thuộc hệ thống chính trị cơ sở được coi như là một trong những yếu tố giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa và bảo đảm tính bền vững của những kết quả đạt được trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, cũng như công tác hòa giải mâu thuẫn trong dân cư, tạo dựng sự đoàn kết cộng đồng chỉ có thể đạt được kết quả tốt khi những cán bộ, đảng viên làm các công việc này có năng lực, phẩm chất, được quần chúng tin cậy. Để triển khai những nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010, vấn đề xây dựng văn hóa công sở cũng được đặt ra cho cấp chính quyền xã, phường, thị trấn... ở đây, văn hóa công sở là làm cho nơi làm việc của cơ quan chính quyền đàng hoàng, khang trang, lịch sự, sạch đẹp như một địa điểm văn hóa, thể hiện được bộ mặt cơ quan nhà nước. Làm việc trong cơ quan, công sở là những cán bộ, công chức có học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao; có ý thức đoàn kết, lấy đoàn kết nội bộ làm hạt nhân đoàn kết cộng đồng dân cư; khi giao tiếp với dân, giải quyết công việc cho dân thì nhiệt tình, bình tĩnh, lắng nghe ý kiến của dân, với tinh thần gần dân, thân dân, trọng dân, chia sẻ với dân.
Cuối cùng, để việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đạt kết quả tốt, đảng viên, cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính trị cơ sở không chỉ là những người có văn hóa - thể hiện trong khi làmviệc, giao tiếp, ứng xử, mà điều quan trọng là gia đình họ phải là gia đình văn hóa.
V.I Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
V.I.Lê-nin chống bệnh quan liêu, bao che, tham nhũng  (21/04/2008)
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI  (21/04/2008)
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI  (21/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên