Hội thảo lịch sử, kinh tế, quân sự Biển Đông ở Pháp
20:37, ngày 02-04-2013
Hội thảo về Biển Đông với chủ đề "Lịch sử, kinh tế quân sự và truyền thông về Biển Đông" vừa diễn ra tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris, Pháp, dưới sự chủ trì của nhóm "Biển Đông tại Pháp", phối hợp với Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam (AVSE) và Hội sinh viên Việt Nam (UEVF) tại Pháp.
Tham dự Hội thảo có Giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp Lê Hồng Chương; bà Thérèse Nguyễn Văn Ký và ông Nguyễn Thanh Tòng - Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), cùng đông đảo đại diện các tổ chức hội đoàn, các cơ quan đại diện, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đặc biệt là các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh đang sống và làm việc tại Pháp.
Đứng trước việc chủ quyền và lợi ích cốt lõi của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các tranh chấp tại khu vực Biển Đông, hội thảo được tổ chức với mục đích trao đổi và cung cấp những kiến thức cơ bản và những chứng cứ xác thực, dể hiểu về các đề tài "lịch sử, kinh tế, quân sự và truyền thông" tới các đại biểu tham dự, để khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo đánh giá của một số chuyến gia, các tranh chấp ở khu vực Biển Đông - nơi tập trung “xung đột của thế kỉ XXI”, gây nguy hại đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế của nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Hội thảo đã nghe các diễn giả trình bày các tham luận giới thiệu một cách khái quát về địa chính trị, địa kinh tế và tầm quan trọng của khu vực Biển Đông, cũng như những tiềm năng, vai trò của Biển Đông. Các tham luận cũng đề cập đến những tranh chấp và một số vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng trên Biển Đông.
Theo hai diễn giả là PGS, TS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE và nhóm "Biển Đông tại Pháp", cùng TS. Lê Trung Tĩnh, thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp" và Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương, vì thế khai thác biển trở thành một "chiến lược của hầu hết các quốc gia có hoặc không có bờ biển". Nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt và không gian kinh tế truyền thống giảm dần do dân số toàn cầu tăng nhanh (6.5 tỷ người năm 2006 và 7,5 tỷ người năm 2015), vì vậy việc tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm trên biển là một trong những ưu tiên của rất nhiều nước.
Riêng đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò rất lớn với sự phát triển nền kinh tế biển, chiếm 20% GDP của cả nước. Ngoài ra, Biển Đông còn là điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, du lịch, dầu khí, giao thông vận tải, đóng tàu… Vì vậy bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia của Việt Nam là không chỉ là bảo vệ anh ninh và quốc phòng của đất nước mà còn là bảo vệ, phát huy và phát triển tiềm năng kinh tế biển.
Các đại biểu tham dự cũng được nghe một số tham luận về giải pháp đề phòng với những tranh chấp tại khu vực này, trong đó có việc tăng cường công tác "Truyền thông về Biển Đông: cách tiếp cận các bên tranh chấp và quốc tế" do TS. Nguyễn Hoài Tưởng, thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp" trình bày.
Đặc biệt, tham luận của kỹ sư Trần Bằng, Ban chấp hành UGVF và thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp "- người đã từng có chuyến đi thực tế tại Trường Sa của Việt Nam và một triển lãm ảnh sau chuyến đi công tác tại đây đã gây được ấn tượng cho người xem. Tham luận đề cập đến những nét khái quát về "Quốc phòng trên Biển Đông," các hướng tiếp cận khác nhau về an ninh quốc phòng quốc tế, trong đó nhấn mạnh sự hòa bình và ổn định tránh xung đột tại Biển đông là rất cần thiết.
Theo các diễn giả, trước mắt, để tham gia đấu tranh chống lại những cách thức tuyên truyền bóp méo sự thật của Trung Quốc về các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông (như sử dụng bản đồ, các bài báo đưa thông tin sai…), từng người bình thường phải tìm hiểu để có kiến thức và những thông tin đúng đắn về những tranh chấp ở các khu vực này, tăng cường các bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật… để thế giới hiểu đúng đắn về những tranh chấp trên Biển Đông, những đòi hỏi vô lý và những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhóm "Biển Đông tại Pháp", với mọi hoạt động tuân thủ theo hai tiêu chí "duy lý và hòa bình" được chia làm hai nhóm "nghiên cứu" và "truyền thông," sẽ luôn là cầu nối chuyển tải và cung cấp các thông tin, kiến thức về Biển Đông đến cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, người Pháp và đến toàn thế giới thông qua các kênh hoạt động thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi viết báo tiếng Việt, Anh, Pháp./.
Đứng trước việc chủ quyền và lợi ích cốt lõi của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các tranh chấp tại khu vực Biển Đông, hội thảo được tổ chức với mục đích trao đổi và cung cấp những kiến thức cơ bản và những chứng cứ xác thực, dể hiểu về các đề tài "lịch sử, kinh tế, quân sự và truyền thông" tới các đại biểu tham dự, để khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo đánh giá của một số chuyến gia, các tranh chấp ở khu vực Biển Đông - nơi tập trung “xung đột của thế kỉ XXI”, gây nguy hại đến hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế của nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Hội thảo đã nghe các diễn giả trình bày các tham luận giới thiệu một cách khái quát về địa chính trị, địa kinh tế và tầm quan trọng của khu vực Biển Đông, cũng như những tiềm năng, vai trò của Biển Đông. Các tham luận cũng đề cập đến những tranh chấp và một số vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng trên Biển Đông.
Theo hai diễn giả là PGS, TS. Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE và nhóm "Biển Đông tại Pháp", cùng TS. Lê Trung Tĩnh, thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp" và Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương, vì thế khai thác biển trở thành một "chiến lược của hầu hết các quốc gia có hoặc không có bờ biển". Nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt và không gian kinh tế truyền thống giảm dần do dân số toàn cầu tăng nhanh (6.5 tỷ người năm 2006 và 7,5 tỷ người năm 2015), vì vậy việc tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm trên biển là một trong những ưu tiên của rất nhiều nước.
Riêng đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò rất lớn với sự phát triển nền kinh tế biển, chiếm 20% GDP của cả nước. Ngoài ra, Biển Đông còn là điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, du lịch, dầu khí, giao thông vận tải, đóng tàu… Vì vậy bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia của Việt Nam là không chỉ là bảo vệ anh ninh và quốc phòng của đất nước mà còn là bảo vệ, phát huy và phát triển tiềm năng kinh tế biển.
Các đại biểu tham dự cũng được nghe một số tham luận về giải pháp đề phòng với những tranh chấp tại khu vực này, trong đó có việc tăng cường công tác "Truyền thông về Biển Đông: cách tiếp cận các bên tranh chấp và quốc tế" do TS. Nguyễn Hoài Tưởng, thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp" trình bày.
Đặc biệt, tham luận của kỹ sư Trần Bằng, Ban chấp hành UGVF và thành viên nhóm "Biển Đông tại Pháp "- người đã từng có chuyến đi thực tế tại Trường Sa của Việt Nam và một triển lãm ảnh sau chuyến đi công tác tại đây đã gây được ấn tượng cho người xem. Tham luận đề cập đến những nét khái quát về "Quốc phòng trên Biển Đông," các hướng tiếp cận khác nhau về an ninh quốc phòng quốc tế, trong đó nhấn mạnh sự hòa bình và ổn định tránh xung đột tại Biển đông là rất cần thiết.
Theo các diễn giả, trước mắt, để tham gia đấu tranh chống lại những cách thức tuyên truyền bóp méo sự thật của Trung Quốc về các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông (như sử dụng bản đồ, các bài báo đưa thông tin sai…), từng người bình thường phải tìm hiểu để có kiến thức và những thông tin đúng đắn về những tranh chấp ở các khu vực này, tăng cường các bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật… để thế giới hiểu đúng đắn về những tranh chấp trên Biển Đông, những đòi hỏi vô lý và những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhóm "Biển Đông tại Pháp", với mọi hoạt động tuân thủ theo hai tiêu chí "duy lý và hòa bình" được chia làm hai nhóm "nghiên cứu" và "truyền thông," sẽ luôn là cầu nối chuyển tải và cung cấp các thông tin, kiến thức về Biển Đông đến cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, người Pháp và đến toàn thế giới thông qua các kênh hoạt động thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi viết báo tiếng Việt, Anh, Pháp./.
Phải mất 300 năm Việt Nam mới dọn sạch bom mìn sau chiến tranh  (02/04/2013)
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc noi gương tiết kiệm điện của Bác Hồ  (02/04/2013)
Tăng cường quản lý của địa phương trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp  (02/04/2013)
Trang sử mới trong quan hệ Nga - Trung Quốc  (02/04/2013)
"Tháng Tư chưa có phương án điều chỉnh giá điện"  (01/04/2013)
Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ABAC họp tại Singapore  (01/04/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên